Sài·gòn·eer

Back Di Sản » Cụ cố tôi từng đến Đông Dương để phát triển đường sắt, nhưng tiếc rằng, đây không phải là flex

Tranh ảnh về Hà Nội xưa không phải là hiếm, nhưng những tấm hình sau có chút khác biệt — chúng là một phần của lịch sử gia đình tôi. Những bức ảnh dưới đây, thu thập từ 5 bộ album khác nhau, là những tư liệu duy nhất còn sót lại về cuộc sống của hai cụ cố tôi ở Đông Dương.

Tôi không rõ các cụ đã đến Đông Dương vào năm nào, chỉ biết là đâu đó vào giai đoạn 1880, khi Bắc Kỳ đã thành thuộc địa Pháp. Một trong số hai cụ tên là Vézin, lúc sinh thời từng làm doanh nhân hoặc nhà thầu. Cụ còn lại, Louis Vola, là kỹ sư xây dựng cho chính quyền thuộc địa.

Điều thú vị nhất về những album ảnh này chính là những chủ thể từ thời kỳ sơ khai của ngành đường sắt Việt Nam. Ta có thể thấy đất đai đang được khai phá, chiếc cầu đang xây dở, đầu tàu hỏa ở nhà ga và toán công nhân làm việc quần quật trên núi.

Theo lời kể của cha, chú tôi, thì nhiều khả năng hai cụ cố đã cùng làm việc trên tuyến đường sắt từ Phủ Lạng Thương, ngay sát Hà Nội, đến Lạng Sơn sát biên giới Trung Quốc.

Cả hai cụ đều không được lưu danh trong sử sách, nhưng có lẽ như vậy lại tốt, vì theo lời sử gia Tim Doling trong sách The Railways and Tramways of Việt Nam (Đường sắt và xe điện Việt Nam), cụ cố Vezin của tôi rất tiếc không phải là nhân vật hào hiệp gì:

Ngày 18/3/1997, một ủy ban kỹ thuật do Tổng đốc Paul Bert chỉ định đã phê chuẩn việc xây dựng tuyến đường sắt chiến lược dài 98km từ Phủ Lạng Thương (Bắc Giang), cách Hà Nội 50km về phía Đông Bắc, đến thị trấn biên giới Lạng Sơn. Tuyến cửa ngõ Trung Quốc này được hình thành chủ yếu để cải thiện mạch liên lạc giữa khu vực biên giới và đồng bằng sông Hồng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để di chuyển binh lính và tiếp tế cho pháo đài Lạng Sơn trong chiến dịch Bắc Kỳ.

Bộ Công chính giao nhiệm vụ xây dựng tuyến đường cho Công ty đường sắt Bắc Kỳ, và công ty này thuê hai nhà thầu con — công ty Vézin và công ty Daniel — để tiến hành công việc. Tuy nhiên, dự án gặp nhiều khó khăn ngay từ lúc khởi đầu vì kỹ năng quản lý yếu kém, chi phí xây dựng bị đội lên cao. Các công trường thì liên tục bị các băng nhóm tấn công, gây ra thiệt hại đáng kể trong suốt bốn năm xây dựng.

Khi những nỗ lực tuyển dụng tự nguyện không kết nạp đủ nhân lực, hàng nghìn người từ các tỉnh lân cận bị cưỡng chế đi làm. Dưới sự giám sát tàn bạo và bị buộc phải làm việc từ sáng sớm tới tối muộn, nhiều công nhân bị kiết lỵ, sốt rét não, và lắm người khác cũng đào tẩu hàng loạt.

Nạn bắt cóc thường xuyên xảy ra trong quá trình xây dựng. Cụ Vézin cũng bị bắt cóc một lần vào tháng 7/1982; chính công nhân làm việc dưới trướng của ông đã bắt giữ ông làm con tin để đòi tiền chuộc. Khi đọc về chương lịch sử đen tối gắn liền với gia đình mình, tôi không khỏi đau lòng. Nhưng có vẻ như cụ Vézin cũng đã phải trả giá cho những điều bất nhân đã giáng lên mảnh đất này.

Mời bạn đọc cùng xem vài giai thoạt trong quá trình xây dựng tuyến đường sắt qua bộ ảnh dưới đây.

Bài viết liên quan

in Di Sản

Cuộc sống dưới ách thực dân Pháp qua góc nhìn hội họa

Nghệ thuật và đạo đức: liệu chúng ta có thể tách rời hai khía cạnh này khi phân tích các tác phẩm về thời kỳ thuộc địa?

in Di Sản

Câu chuyện lịch sử đằng sau 'Nhà Thờ Hồng' của Tân Định

Ở Sài Gòn, có lẽ ai cũng đã từng nghe danh Nhà thờ Tân Định với màu hồng vô cùng đặc trưng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đằng sau vẻ ngoài ấn tượng, công trình là còn là một trong những thánh đường Công...

in Di Sản

Hồ Con Rùa, minh chứng sống động của lịch sử đa tầng Sài Gòn

Khu vực Công trường Quốc tế-Hồ Con Rùa đã trải qua nhiều thay đổi về thiết kế và công năng xuyên suốt dòng lịch sử của vùng đất Sài Gòn. Từ một cổng thành của công trình phòng thủ quân sự thời Ng...

in Di Sản

Ngược dòng lịch sử trăm năm Collège d'Adran — Ngôi trường lâu đời nhất Sài Gòn

Khi đi ngang qua Thảo Cầm Viên về hướng đường Nguyễn Hữu Cảnh, không nhiều người sẽ để ý đến sự hiện diện của THCS Võ Trường Toản và THPT Trưng Vương. Có lẽ càng ít người biết rằng, cả hai công trình ...

in Di Sản

Trên chuyến tàu Bắc–Nam xuyên đất nước những năm 1920

Du hành bằng tàu lửa ở Việt Nam đã thay đổi như thế nào trong 100 năm qua?

in Di Sản

Giai thoại lịch sử đằng sau Cung Văn hóa Lao Động và hồ bơi đầu tiên của Sài Gòn

Tọa lạc tại số 55B Nguyễn Thị Minh Khai, Cung Văn hóa Lao Động từng là một chốn giao lưu dành cho tầng lớp thượng lưu của bộ máy thuộc địa.