Sài·gòn·eer

Back Di Sản » Xem bộ ảnh cũ về Saigon Water Park để nhớ một thời 'tuổi thơ dữ dội'

Người trẻ ngày nay ai chắc hẳn cũng có một kỷ niệm như thế này: hồ hởi khi được phụ huynh hoặc nhà trường dắt đi công viên nước, yểu xìu khi phải đứng xếp hàng dưới nắng chang chang không biết bao giờ mới đến lượt mình. Saigon Water Park, biểu tượng một thời Sài Gòn những năm 2000, chính là bối cảnh nơi diễn ra những ký ức vừa-vui-vừa-khổ ấy của nhiều cư dân thành phố. 

Năm 1997, kỹ sư Marcel Lennartz, lúc ấy chỉ mới 26 tuổi, là người đảm nhiệm việc giám sát cơ điện cho Saigon Water Park. Sau hai thập kỷ, ông đã đăng tải 172 bức ảnh trên trang Facebook của mình, bộ ảnh ghi lại quá trình xây dựng công viên và những ngày đầu hoạt động, thu hút nhiều sự quan tâm và thích thú từ những đứa trẻ thành phố ngày nào.

Chú Sang (bên trái), chuyên gia về máy phát điện và Marcel (bên phải).

Saigon Water Park ra đời từ sự hợp tác giữa Investco, Australian Waterslides & Leisure (AWL) và HBP. Marcel, người Hà Lan, đã từng đến Việt Nam trước đó. Sau một thời gian ngắn ở quê nhà, ông cho biết rằng ông cảm thấy mình "quyết tâm phải trở lại đây.”

Quá trình xây dựng công viên.

May mắn thay, ông nhận được lời mời làm việc từ một công ty xây dựng điện tại Singapore cho một dự án Việt Nam. Ông không biết rằng dự án mà ông sẽ tham gia chính là Saigon Water Park.

Thi công nền móng.

“Công ty đã đưa rất nhiều tài liệu về các công viên nước và tôi tự hỏi, ‘người ta đưa cái này cho mình để làm gì?’” Cho đến một ngày nọ, công ty đưa ông đến một mảnh đất tại quận Thủ Đức và dắt ông đi xem “văn phòng” của ông trong vài tháng tiếp theo. Công trình được khởi công vào tháng 4/1997 và hoàn thành vào tháng 12 cùng năm.

Thả bong bóng vào ngày khánh thành.

Dự án mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cũng như những thử thách lớn cho Marcel và đội ngũ. Vì rào cản ngôn ngữ, mọi người phải học cách giao tiếp bằng “ngôn ngữ hình thể.” Marcel cũng chia sẻ về những tình huống dở cười đậm chất Việt Nam mà ông từng trải qua, chẳng hạn như khi ông thấy một cuộn cáp cả trăm kí được chiếc xe máy chở nhẹ như tơ hồng qua một cây cầu, hay khi ông “ngã ngựa” vì lỡ dựa vào bức tường mới được xây và chưa được gia cố trong văn phòng, theo lời ông miêu tả là “một kỷ niệm nhớ đời.” Bùn lầy cũng là một vấn đề lớn, khiến xe tải và cần cẩu phải trầy trật mới giao được máy phát điện chính của công viên.

Lắp đặt dây cáp điện cho toàn bộ công viên.

Loạt ảnh của Marcel thể hiện những khó khăn và niềm vui của đội ngũ trong quá trình xây dựng công viên, cũng như trong buổi khánh thành công viên vào ngày 12/12/1997. Chúng ta có thể thấy các chú công nhân đào rãnh, đẩy một bánh xe cáp màu cam khổng lồ, “rèn luyện thể lực” khi lắp đặt dây cáp dài đến 180m vào mạng lưới chạy khắp công viên. Song song với những khó khăn, vất vả, đội ngũ cũng có những kỷ niệm đẹp cùng nhau. Họ tạo dáng chụp hình, ăn cơm chung, vật tay và cùng nhau nghiệm thu các ống trượt nước trước khi công viên mở cửa cho du khách.

Các cầu trượt được nghiệm thu trước khi công viên mở cửa.

Năm 2006, công viên bị đóng cửa đột ngột để “bảo trì trang thiết bị” theo báo Tuổi Trẻ. Tuy nhiên, công viên không bao giờ mở cửa trở lại, mặt bằng nơi đây cũng được dọn sạch để phát triển dự án bất động sản.

 

Ống trượt.

Đội thợ tạo dáng chụp ảnh.

Đội ngũ vui vẻ thử sản phẩm trước ngày khai trương.

Dòng sông lười.

Hồ bơi thanh bình khi chưa có khách.

Học sinh xếp hàng vào ngày khánh thành.

Hồ tạo sóng.

Khung cảnh đông vui ngày khánh thành.

Bài viết liên quan

Brian Letwin

in Di Sản

Chuyện về tàu cánh ngầm Voskhod, 'di tích' Xô Viết một thời tung hoành khắp Việt Nam

Cách đây không lâu, đã từng có những “sinh vật” khổng lồ lướt trên vùng biển giữa Sài Gòn và Vũng Tàu. Và giống như loài khủng long thời tiền sử, chúng dần dần biến mất, chỉ có những bộ xương là còn s...

in Di Sản

Không khí đón Tết rộn ràng năm 1992 qua ống kính của nhiếp ảnh gia Mark Hodson

Tết Nguyên Đán năm 1992 là một dịp đặc biệt với các du khách ngoại quốc viếng thăm Sài Gòn.

in Di Sản

Việt Nam năm 1996 mộc mạc qua ống kính nhà lữ hành ngoại quốc

Ngày xửa ngày xưa năm 1996, Việt Nam vừa gia nhập ASEAN được một năm, Kim Đồng mới xuất bản những quyển Đôrêmon "chính chủ" đầu tiên, một vài thành viên của Saigoneer còn đang bập bẹ tập nói...

in Di Sản

Câu chuyện lịch sử đằng sau 'Nhà Thờ Hồng' của Tân Định

Ở Sài Gòn, có lẽ ai cũng đã từng nghe danh Nhà thờ Tân Định với màu hồng vô cùng đặc trưng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đằng sau vẻ ngoài ấn tượng, công trình là còn là một trong những thánh đường Công...

in Di Sản

Reply 1995: Chiêm ngưỡng bộ ảnh quý gần 30 năm về trước trên film Kodachrome

Một ngày hè năm 2019, trong lúc chuẩn bị cho triển lãm hồi ức giới thiệu các bức hình chụp Việt Nam gần đây, tôi tình cờ bắt gặp kho tàng những 50 hộp phim Kodachrome dương bản trong hầm chứa nhà mình...

in Di Sản

Cuộc sống dưới ách thực dân Pháp qua góc nhìn hội họa

Nghệ thuật và đạo đức: liệu chúng ta có thể tách rời hai khía cạnh này khi phân tích các tác phẩm về thời kỳ thuộc địa?