Sài·gòn·eer

BackĐời Sống » Natural Selection » Voi: Từ tượng binh thiện chiến tới nô dịch ngành du lịch

Voi: Từ tượng binh thiện chiến tới nô dịch ngành du lịch

Việc sáng tạo nghệ thuật có nhất thiết phải phục vụ một mục đích nào không?

Đấy là chủ đề tranh luận của tôi với một người bạn mấy hôm trước, trong đó tôi là người ủng hộ quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật.” Và để củng cố lập trường của mình, tôi so sánh nghệ thuật giống như loài voi vậy: Voi cũng có mục đích tồn tại gì đâu nào?

Tôi cũng khẳng định rằng loài voi không thực sự có một vai trò cụ thể nào trên đời, chúng chỉ xuất hiện như vậy thôi, giống như một bài thơ, một bản nhạc giao hưởng hay tranh màu nước vậy. Có điều, nếu kể đến rất nhiều cách mà người Việt dùng đến loài voi qua nhiều thế kỷ, thì có vẻ như chính tôi đã phá hỏng lập luận của mình rồi.

Khi người bạn to lớn này tới gần, chưa thấy hình người ta đã thấy tiếng: tiếng bước chân rền vang, tiếng cây cối bị xé toạc, và tiếng kêu cao vút vang vọng từ phía xa. Voi xuất hiện dũng mãnh trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, đẩy lùi quân đô hộ Đông Hán bằng sức công phá của cặp ngà cứng cáp và trọng lượng 4.000 cân có thể dẫm nát quân thù. Hai trăm năm sau, Bà Triệu cũng đã cưỡi voi xông pha trận mạc và đánh bại quân xâm lược tàn ác đến từ phương Bắc.

Trong những câu chuyện lịch sử mang màu sắc truyền thuyết này, loài voi luôn song hành cùng các vị nữ anh hùng dân tộc với vai trò là đội tượng binh trung thành và thiện chiến, góp phần giành lại độc lập cho nước nhà. Hình ảnh ấy mang tính biểu tượng rất cao và in sâu vào ấn tượng của người Việt về loài động vật cỡ lớn này. Vì thế, trong tranh vẽ, phim ảnh hay thậm chí là video game về đề tài lịch sử, các nữ tướng đất Việt luôn luôn xuất hiện cùng những chú voi hiên ngang bất khuất, như sự tồn tại không thể tách rời giữa một samurai với thanh gươm katana của mình.

Voi tham gia vận chuyển vũ khí và lương thực đến chiến trường. Ảnh: Nhà xuất bản thông tấn trên baodaklak.

Đội tượng binh trung thành và thiện chiến, góp phần giành lại độc lập cho nước nhà.

Tuy nhiên, voi đôi khi lại nằm ở bên kia chiến tuyến. Một trong những thế lực ngoại bang đã nhiều lần giao tranh với nước Việt qua hàng thế kỷ là đế chế Chiêm Thành (Chăm Pa); họ cũng sử dụng voi chiến trong đội quân của mình. Vào thế kỷ 11, tướng quân Trịnh Quốc Bảo đã cho làm hình nộm voi chiến bằng tre để quân lính Đại Việt luyện tập trước cuộc chiến với hàng ngàn tượng binh Chiêm Thành. Nhưng trong trận đánh thực sự, ông đã gắn pháo hoa vào các hình nộm, khi pháo nổ tạo ra tiếng ồn và hỏa mù khiến quân giặc hỗn loạn và dẫn đến bại trận. Ngày nay, người dân vẫn ngợi ca chiến thắng này trong Lễ hội Trò Chiềng được tổ chức tại tỉnh Thanh Hóa, trong đó có trò chọi voi với hình nộm voi được làm bằng tre để gợi nhớ về trận đánh hào hùng năm nào.

Danh tướng Nguyễn Huệ cũng từng cưỡi voi trong những trận đánh mang tính quyết định nhất trước quân xâm lược nhà Thanh. Ngoài sức chở người và quân nhu, voi còn được coi trọng vì thân hình to lớn giúp vị tướng lĩnh có chỗ ngồi cao nhất trên chiến trường, khả năng gây sức ép lên tâm lý đối thủ, và sức chiến đấu phi thường trước quân địch hùng hậu. Trong nhiều nền văn hóa, voi được xem là biểu tượng của uy thế và sự thịnh vượng, chúng là chiến lợi phẩm giá trị trong chiến tranh và cống phẩm của các nước chư hầu đến các nước lớn.

Có ghi chép kể rằng người Việt vẫn dùng voi để vận chuyển tiếp tế trong thời kỳ chống Pháp chống Mỹ, và loài vật sau đó được thay thế khi có các phương tiện và vũ khí hiện đại hơn. Tuy nhiên không vì thế mà loài voi mất đi hình ảnh dũng mãnh của mình sau thời kỳ chống giặc ngoại xâm phương Bắc. Nhiều tư liệu lịch sử ghi lại rằng các chúa Nguyễn cho xây Đấu trường Hổ Quyền ở Huế để tổ chức các trận chiến một mất một còn giữa voi và hổ. Bởi vì voi đại diện cho quyền uy của bề trên, nên những người tổ chức trận đấu đã cắt nanh bẻ vuốt những con hổ trước trận tử chiến để đảm bảo chiến thắng sẽ thuộc về loài voi. Sự kiện “thể thao” này được duy trì cho đến đầu thế kỷ 20, và ngày nay chúng ta vẫn có thể đến Huế để thăm quan di tích của đấu trường.

Voi được dẫn ra đấu trường để chiến đấu với hổ. Ảnh Pierre Dieulefils trên wikipedia.

Đấu trường Hổ quyền của triều Nguyễn. Đấu trường với năm chuồng hổ có cửa hướng ra sân đấu. Ảnh: Lưu Ly trên Wikipedia.

Khi không phải ra chiến trường, voi lại giúp người Việt phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp. Một bằng chứng cho việc này là hình ảnh chú voi đang kéo gỗ nằm ngay ở mặt sau tờ 1.000 đồng trong ví bạn đấy. Trên thực tế, trong nhiều thế kỷ, người dân vùng cao nguyên đã bắt voi rừng về để vận chuyển gạo, gỗ, xây dựng nhà cửa và thực hiện nghi lễ trong các lễ hội. Đối với họ, voi là một nguồn lao động miễn phí giúp họ hoàn thành những công việc nặng nhọc và không phải tốn tiền mua trâu. Như thế, loài voi oai vệ chốn rừng sâu đã được đem về bản làng và thuần hóa để trở thành “nông cụ” của người Việt.

Đến thế kỷ 21, khi các thiết bị cơ giới có thể thay thế hoàn toàn sức lao động của voi trong việc khai khẩn đất hoang và vận chuyển hàng hóa, chúng vẫn phải tiếp tục phục dịch con người: Nhờ có voi, ngành du lịch địa phương lại có thêm nguồn thu nhập. Thế nhưng, chúng sống trong điều kiện nuôi nhốt và ăn uống thiếu thốn, bị ngược đãi và không có sự kết nối với đồng loại. Không chỉ bị buộc biểu diễn xiếc mua vui mà voi còn phải oằn mình chở những vị khách du lịch muốn có vài tấm hình làm mới kho ảnh trên mạng xã hội.

Dịch vụ cưỡi voi cho du khách ở Đắk Lắk. Ảnh: Michael Tatarski

Không chỉ bị buộc biểu diễn xiếc mua vui mà voi còn phải oằn mình chở những vị khách du lịch muốn có vài tấm hình làm mới kho ảnh trên mạng xã hội. 

 

Mãi đến năm 2020, việc bắt voi biểu diễn xiếc và chở khách mới bị cấm. Sau thời gian dài bị khai thác sức lao động trong ngành du lịch, voi không thể trở về với thiên nhiên hoang dã vì khó có thể thích nghi với môi trường ấy. Mặc dù vậy, chí ít chúng cũng không còn phải tồn tại chỉ để phục vụ lợi ích của con người. Hiện tại, ngoài những con voi được thả tự do trong môi trường bán hoang dã tại các khu bảo tồn và rừng quốc gia, thì Việt Nam còn khoảng 60–100 con voi trong tự nhiên, giảm đi rất nhiều so với số lượng 2.000 cá thể vào năm 1990. Giờ đây, khi đã được giải phóng khỏi chiến trận, lao động nặng nhọc và phục dịch du lịch, voi đã có thể tồn tại mà chẳng cần có một mục đích rõ ràng nào cả. Chúng trở về làm những tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ, tô điểm cho bức tranh thiên nhiên muôn màu mà không phải phụ thuộc vào nhu cầu của con người. 

Mãi đến năm 2020, việc bắt voi biểu diễn xiếc và chở khách mới bị cấm. Sau thời gian dài bị khai thác sức lao động trong ngành du lịch, voi không thể trở về với thiên nhiên hoang dã vì khó có thể thích nghi với môi trường ấy. Mặc dù vậy, chí ít chúng cũng không còn phải tồn tại chỉ để phục vụ lợi ích của con người. Hiện tại, ngoài những con voi được thả tự do trong môi trường bán hoang dã tại các khu bảo tồn và rừng quốc gia, thì Việt Nam còn khoảng 60-100 con voi trong tự nhiên, giảm đi rất nhiều so với số lượng 2,000 cá thể vào năm 1990. Giờ đây, khi đã được giải phóng khỏi chiến trận, lao động nặng nhọc và phục dịch du lịch, voi đã có thể tồn tại mà chẳng cần có một mục đích rõ ràng nào cả. Chúng trở về làm những tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ, tô điểm cho bức tranh thiên nhiên muôn màu mà không phải phụ thuộc vào nhu cầu của con người. 

Bài viết liên quan

Paul Christiansen

in Natural Selection

Cá Chuồn: Loài cá biết ‘bay’ và ước mơ vươn mình tới vùng trời rộng lớn

Trong suốt lịch sử tiến hóa của thế giới động vật, một số loài đã phát triển được khả năng bay cao và trở thành kẻ chinh phục bầu trời. Điều này diễn ra không chỉ một mà đến những bốn lần — lần lượt t...

Paul Christiansen

in Natural Selection

Cầy mực: Loài động vật có nước tiểu thơm hệt bắp rang bơ

  Nước tiểu của chúng thơm mùi bắp rang bơ.  Để nói về cầy mực thì không thể không bắt đầu từ mùi hương nước tiểu đặc biệt của chúng. Nếu bạn đang lang thang trong rừng và bỗng thấ...

Paul Christiansen

in Natural Selection

Mèo: Tình cảm này khó nói

12 con giáp vốn là một nét tín ngưỡng quen thuộc trong các nền văn hoá Á Đông. Tuy nhiên, điều đặc biệt là chỉ có ở Việt Nam, người ta mới thấy sự xuất hiện của loài mèo thay cho loài thỏ ở vị trí thứ...

Paul Christiansen

in Natural Selection

Thạch sùng: Nàng thơ của mọi nhà

 

Michael Tatarski

in Natural Selection

Voọc Cát Bà: Loài linh trưởng đặc hữu trên bờ tuyệt chủng

Có thể bạn chưa biết: Trong tự nhiên có một loài động vật được sinh ra với bộ lông rực rỡ nhưng khi lớn lên lại biến thành một màu hoàn toàn khác biệt.

Paul Christiansen

in Natural Selection

Con cò: Biểu tượng của hồn quê Việt Nam

Đã bao giờ bạn tự hỏi Chim Lạc là loài chim gì chưa?

Đồng Sáng Tạo

in Resort

The Regent Phú Quốc và sự chuyển mình của ‘đảo ngọc’ Việt Nam

Không nơi nào ở Việt Nam chứng kiến sự chuyển mình đầy bức phá và triển vọng trong ngành du lịch như Phú Quốc.

in Giáo Dục

Các trường quốc tế tập trung hơn vào sức khỏe tinh thần của học sinh

Nếu học sinh không được chăm sóc về tinh thần và cảm xúc, các em sẽ khó phát huy hết tiềm năng trong cả việc học ở trường lẫn giao tiếp ngoài xã hội.

in Ăn & Uống

Saigon Café quốc tế hóa trải nghiệm buffet cho thực khách

Là một trong những nơi phục vụ buffet hải sản đẳng cấp nhất thành phố, nhà hàng Saigon Café tại Sheraton Saigon Hotel & Towers đang hướng đến mục tiêu nâng tầm danh tiếng của mình bằng cách mở rộng th...

in Resort

Vì sao Phú Quốc là điểm đến hàng đầu cho gia đình vào mùa Tết 2022

Không khó hiểu vì sao Phú Quốc, thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam, là điểm đến yêu thích hàng đầu trong nước vào bất kể thời điểm nào trong năm: những triền biển hoang sơ ngập nắng, hải sản tươi sốn...

in Ăn & Uống

Thiết kế ‘nhìn yêu ngay’ của tặng phẩm đầu năm A Night On Earth: Khi một nét vẽ dụng công hơn ngàn lời chúc tụng

Gây ấn tượng thị giác mạnh mẽ với hai gam màu tương phản, thiết kế hộp quà A Night On Earth là sáng tạo của nhà minh họa-thiết kế Erica Dorn cho phiên bản whisky giới hạn vừa ra mắt dịp năm mới. Không...

in Resort

Đón một mùa Tết cổ truyền đầy mới mẻ tại Four Seasons The Nam Hai

Nói đến Tết là nói tới những phong tục cổ truyền đặc sắc. Phong vị xuân khó có thể trọn vẹn nếu bỏ qua cách “ăn Tết,” “lễ Tết,” và “chơi Tết” truyền thống, được hình thành và lưu giữ cả ngàn đời nay. ...