Sài·gòn·eer

BackĐời Sống » Liệu nghệ thuật đường phố có làm hồi sinh xóm nghèo nhất Hà Nội?

Liệu nghệ thuật đường phố có thể cải thiện cảnh quan đô thị ở Hà Nội? Hay sẽ dẫn tới một cuộc quy hoạch chắp vá? Vào tháng 2/2020, dự án con đường nghệ thuật Phúc Tân chính thức bắt đầu. Các tác phẩm đã mang đến những loại hình nghệ thuật hấp dẫn, mới lạ và đồng thời đặt ra những câu hỏi thú vị không kém.

Mười sáu nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế đã thực hiện các tác phẩm sáng tạo và đầy tham vọng trong khoảng thời gian hai tháng giữa mùa đông lạnh giá tại Hà Nội, với kinh phí gần bằng không. Dự án do anh Nguyễn Thế Sơn, họa sĩ kiêm giảng viên Đại học Mỹ thuật Việt Nam phụ trách. Dự án này là phần tiếp nối của những bức bích họa ảo diệu trompe-l'œil trên những ô vòm cầu đường sắt Hà Nội, cũng do nghệ sĩ Thế Sơn tổ chức. Hiện các tác phẩm này đã xuất hiện và ghi dấu ấn mạnh mẽ trên các blog du lịch quốc tế.

Các tác phẩm nghệ thuật bao phủ hơn 200 mét tường bắt đầu từ chân cầu Long Biên và kéo dài về phía nam cầu Chương Dương. Bạn có thể dễ dàng tiếp cận khu triển lãm ngoài trời này qua các con hẻm của Phúc Tân. Các nghệ sĩ cũng tích hợp ánh sáng vào các tác phẩm, làm cho chuyến tham quan về đêm (từ 6 giờ đến 10 giờ tối) trở thành một điểm đến hấp dẫn mới, làm phong phú thêm các hoạt động văn hóa hiện có của Hà Nội.

Tác phẩm 'Vòng quay' của nghệ sĩ Trần Minh Tiến.

Sau đây là danh sách đầy đủ các nghệ sĩ Việt tham gia dự án: Nguyễn Thế Sơn, Cấn Văn Ân, Phạm Khắc Quang, George Burchett, Vương Văn Thạo, Trịnh Minh Tiến, Lê Đăng Ninh, Nguyễn Hoài Giang, Nguyễn Trần Ưu Đàm , Nguyễn Xuân Lam, Nguyễn Ngọc Lâm, Diego Cortiza, Trần Hậu Yên Thế, Vũ Xuân Đông, Nguyễn Đức Phương và Trần Tuấn.

Mỗi tác phẩm trình bày một khía cạnh lịch sử khác nhau và sử dụng ít nhất một thành phần vật liệu tái chế. Các chủ đề rất đa dạng: một số nghệ sĩ khai thác mực nước sông dâng cao như thế nào qua các thời kỳ; một số nghệ sĩ lại khác khắc họa hình ảnh cầu Long Biên, hay các mạng xã hội ngày nay; cũng có những tác phẩm khai thác sự biến mất của các ngành nghề thủ công.

Bên cạnh đó, các nghệ sĩ cũng lồng ghép vào các thông điệp về môi trường. Nghệ sĩ người Úc George Burchett thậm chí viết rõ lên tác phẩm của mình các khẩu hiệu “Làm cho Hà Nội sạch và xanh." Những nghệ sĩ khác lại tinh tế hơn, chẳng hạn như nghệ sĩ Phạm Khắc Quang, sử dụng túi ni lông tìm được để tô màu nền cho tác phẩm “Xẩm tàu điện.” Đặc biệt đáng chú ý là tác phẩm sắp đặt ấn tượng 'Thuyền' của nghệ sĩ Vũ Xuân Đông. Một tác phẩm dùng hơn 10.000 chai nhựa mà anh thu thập trong khoảng ba tháng với sự giúp đỡ của các trường học và người dân địa phương. Tác phẩm nghệ thuật này không chỉ chuyển tải câu chuyện lịch sử của vùng đất Phúc Tân với gốc gác là những người dân vạn chài. Từ thời xa xưa, nơi đây là bến thuyền tấp nập và dấu tích còn lại đến ngày nay chính là chợ đầu mối Long Biên. Đồng thời, qua đây, anh cũng muốn đưa ra lời kêu gọi mọi người cần quan tâm tới việc giảm thiểu rác thải nhựa để bảo vệ môi trường. 

Tác phẩm 'Thuyền' của nghệ sĩ Vũ Xuân Đồng mang giá trị lịch sử và thông điệp môi trường ý nghĩa. 

Nghệ sĩ Thế Sơn hy vọng những thông điệp này sẽ tác động trực tiếp đến những người qua đường, khuyến khích họ không biến khu vực xung quanh thành một bãi rác chung.

Nghệ sĩ Thế Sơn chia sẻ “Chúng tôi mang nghệ thuật đến với cộng đồng và để mọi người thay đổi suy nghĩ về việc giữ gìn môi trường sạch sẽ. Dần dần, chính quyền địa phương sẽ cùng hợp tác với người dân sống ở đây để cùng nhau dần dần thay đổi bộ mặt môi trường khu vực này,” nghệ sĩ Thế Sơn nói.

“Chúng tôi cố gắng hết sức để làm ra những tác phẩm nghệ thuật cộng đồng kiểu mẫu. Bạn có thể cảm nhận được những phản ứng rất tích cực từ cộng đồng. Điều quan trọng nhất là cộng đồng dân cư sống ở đây và khu vực xung quanh có thể được hưởng lợi ích từ những dự án này từ đó các tác phẩm nghệ thuật này sẽ trở thành một phần cuộc sống của họ,” nghệ sĩ Thế Sơn nói thêm.

'Con đường danh vọng' của nghệ sĩ Trân Hậu Yên Thế.

Nghệ thuật và không gian công cộng ở Hà Nội có những giao điểm rất đặc trưng và dự án mới này là điển hình của một hình thức phát triển đô thị chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nhiều dự án tương tự trong tương lai. Ở các quốc gia khác, các dự án nghệ thuật công cộng được nhà nước tài trợ thường không nhận được sự hưởng ứng của cư dân địa phương. Khi cảnh quan của khu vực đẹp hơn, giá thuê nhà thường bị độn lên và họ buộc phải tìm thuê ở những khu vực khác, thường là những địa điểm xuống cấp hơn. Đây là những phàn nàn phổ biến của cư dân về quá trình chỉnh đốn đô thị. Chính vì lẽ đó, khi kế hoạch cải tạo Phúc Tân bắt đầu, tôi cũng có phần hoang mang không biết điều tương tự có xảy ra.

Khu vực Phúc Tân nằm trong địa phận quận Hoàn Kiếm, nằm giữa khu phố cổ lịch sử của Hà Nội và sông Hồng. Trước đây, cầu cảng ở đây là điểm trung chuyển trọng yếu nhất, đưa hàng hóa vào trung tâm thành phố. Hồi đó, sông Hồng ngập lụt hàng năm, nước dâng cao hàng chục mét và cuốn trôi mọi thứ trên đường đi. Đối với các những dân thuộc thế hệ cũ trong khu vực này thì việc phòng ngừa giảm thiểu thiệt hại do thiên tai vẫn là một ký ức như vừa mới đây.

Khi tôi tìm đến Phúc Tân để gặp nghệ sĩ Thế Sơn vào một buổi chiều thứ Hai đầy nắng, tôi đã bắt gặp rất nhiều đứa trẻ đang tham gia vào các hoạt động khác nhau, rồi cũng chứng kiến những cuộc cãi vã trong quán trà đá và cũng thấy rất nhiều người đang tụ tập chơi cá cược ăn tiền. Ngạc nhiên là, tất cả đều trông có vẻ yên ả trong ánh sáng ban ngày, mặc dù có vẻ như điều này không phải lúc nào cũng vậy. “Khi dự án được các phương tiện truyền thông đưa tin, mọi người đều hỏi nó ở đâu. 99% những người bạn của tôi đều không biết đến khu vực này,” nghệ sĩ Thế Sơn nói.

Từ trái qua: Tác phẩm 'Xẩm tàu điện' của nghệ sĩ Phạm Khắc Quang; tác phẩm 'Nhà nổi' của nghệ sĩ Lê Đăng Ninh.

 

Khu vực này vẫn hay được gọi là khu bãi rác, khu ổ chuột hay khu sân sau của thành phố, nhưng thực tế lại ít người Hà Nội biết đến. Vị trí ở cuối đường cũng khiến nơi này dễ bị bỏ qua. “Khu vực này là khu chứa rác của thành phố. Những người ở xa thường đến đây để vứt rác. Khu vực này về đêm rất tối, thậm chí trước khi thực hiện dự án tôi không bao giờ đến đây vào ban đêm. Tôi cảm thấy nó không an toàn và khá phức tạp,” nghệ sĩ Thế Sơn nói thêm về khung cảnh Phúc Tân trước khi có con đường nghệ thuật.

Các cán bộ của Ủy ban nhân dân quận đã tiếp xúc đặt vấn đề trực tiếp tiếp với nghệ sĩ Thế Sơn, người đã thực hiện thành công dự án bích họa phố Phùng Hưng nhiều năm trước đó. Cách đây không lâu, con phố ở trong tình trạng rất tệ và được sử dụng như một bãi đậu xe taxi và nhiều người trong khu vực còn đi vệ sinh ngay ở các bức tường này. Kể từ khi khu vực này được nghệ sĩ Thế Sơn lên kế hoạch cải tạo lại, đoạn đường này đã trở thành một địa điểm vui chơi thú vị cho người dân địa phương cũng như du khách. Và kể từ khi có khách du lịch qua lại, việc phóng uế bừa bãi nơi công cộng cũng chấm dứt.

Tác phẩm 'Lịch sử gốm sứ' của nghệ sĩ Vương Văn Thạo.

Sáng kiến ​​về dự án Phúc Tân có một xuất phát điểm khác. Theo nghệ sĩ Thế Sơn, ưu tiên hàng đầu là bảo vệ bức tường khỏi bị đập bỏ do người dân địa phương muốn cơi nới đất đai. Điều mà trước đây có rất ít lý do để không làm như vậy. Thứ hai là để những người sống ở đây gặt hái được nhiều lợi ích kinh tế ​​từ việc đưa nghệ thuật công cộng đến với cộng đồng. Việc làm đẹp không gian được đặt ra để thu hút nhiều du khách và do đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội có thêm thu nhập hơn.

Và thế là nghệ sĩ Thế Sơn bắt tay vào khảo sát và nghiên cứu và “văn phòng sáng tạo” của anh là các quán trà đá vỉa hè của Hà Nội. Anh đã nhanh chóng nhận ra rằng người dân địa phương không quan tâm đến nghệ thuật mà cần nhất là quận đầu tư xây cho họ một con đường mới. Thật không may là hững hạn chế về ngân sách đồng nghĩa rằng nghệ sĩ Thế Sơn chỉ được hứa hỗ trợ trong việc kết nối với các công ty địa phương có thể tài trợ cho dự án.

Nghệ sĩ Thế Sơn đã tiếp xúc với cộng đồng dân cư ở đây để tìm kiếm sự đồng thuận. Các cuộc họp đã được tổ chức bởi chính quyền địa phương và hơn một trăm hộ gia đình đã được biết về tiềm năng của dự án. Đây thực sự là bước đầu tiên trong một kế hoạch lớn, với ý nghĩa không chỉ dừng ở việc biến khu vực ven sông thành một công viên hoa và lối đi dạo công cộng. Nghệ sĩ Thế Sơn giải thích rằng khi có nhiều du khách hơn, người dân địa phương sẽ có khả năng tăng thu nhập; kinh doanh quán cà phê và homestay sẽ mang lại nhiều doanh thu hơn; và cuối cùng quận sẽ đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc hơn. Sau khi xem các hình ảnh mô phỏng 3D của nghệ sĩ Thế Sơn, các gia đình đã nhìn thấy vẻ đẹp tương lai của khu phố và trở nên rất hào hứng. Chỉ trong vài tuần, các nghệ sĩ tình nguyện đã hoàn thành tác phẩm sắp đặt của họ.

Buổi lễ ra mắt của dự án đã diễn ra với sự có mặt của tất cả các bên liên quan, từ cộng đồng địa phương đến Ủy ban nhân dân, đông đảo công chúng cũng như các nghệ sĩ. Hiếm có sự kiện nào chỉnh trang cơ sở hạ tầng đô thị lại quy tụ được nhiều nhóm cộng đồng đến vậy. Khi bắt đầu dự án nhiều tiềm năng này, tôi đã tự hỏi: chính xác thì dự án sẽ giúp làm sạch bờ sông của Hà Nội như thế nào?

Tác phẩm 'Phản chiếu song hành' của nghệ sĩ Cấn Văn Ân.

Khi tôi tiến tới phía cuối con đường đi bộ, các tác phẩm bỗng trở nên sống động hơn nhờ ánh đèn chiếu sáng mà mỗi nghệ sĩ đã đầu tư để làm cho tác phẩm của họ có thể thấy rõ vào buổi tối. Không hiểu sao, khi dạo bước ở đây, cảm giác như chẳng ai chú ý tới đống rác vẫn còn lại của khu vực và khung cảnh cầu Long Biên ngay cả lúc giờ cao điểm cũng trở nên bình yên lạ kì. 

Đưa ánh mắt nhìn dạo quanh, bạn sẽ dễ hình dung ra một công viên khang trang và cảnh quan bờ sông kiểu châu Âu mà thành phố đang hy vọng kiến tạo. Một câu hỏi kèm theo sẽ là: “Ai sẽ tận hưởng quang cảnh đẹp đẽ ấy?” Là một người lạc quan, tin yêu vào con người và cuộc sống, tôi tin rằng người dân địa phương sẽ hưởng lợi chính khi môi trường sống được cải thiện. Nhưng liệu có được như vậy? Một khi cảnh quan bờ sông trở quang đãng hơn, châu Âu hơn, liệu người dân địa phương có còn đủ khả năng chi trả mức thuê nhà và sinh hoạt phí ở khu vực đó?

[Ảnh bìa: 'Múa lân' của nghệ sĩ Nguyễn Xuân Lam]

Bài viết liên quan

Michael Tatarski

in Đời Sống

'Hô biến' bia quá hạn thành nước rửa tay diệt khuẩn

Trong “cơn lũ” tin tức về COVID-19 khiến mọi người hoang mang và lo ngại, những câu chuyện về óc sáng tạo kết hợp cùng tinh thần vì cộng đồng chính là ánh lửa ấm áp đã tỏa sáng giữa toàn cảnh đại dịch...

in Đời Sống

Bên trong chợ Nhật Tảo, chợ trời bán linh kiện điện tử cũ lớn nhất Sài Gòn

Đã từ lâu, khu chợ Nhật Tảo nằm giữa quận 10 và quận 11 đã trở thành trung tâm mua bán máy móc và linh kiện điện tử cũ lớn nhất Sài Gòn.

in Đời Sống

Bước qua một mùa giãn cách, người Sài Gòn mình lại tìm thấy nhau

Trước những xô bồ của cuộc sống, đôi khi chúng ta bỏ lỡ mất những điều đặc biệt xung quanh mình. Trước đây, tại các khu tập thể, chung cư ở Sài Gòn, những người trẻ thường chẳng mấy quan tâm lắm về nh...

in Đời Sống

Bộ lịch Tết đặc biệt với 'người mẫu' là các em chó mèo bị bỏ rơi

Thành lập từ năm 2005, trạm cứu hộ Sài Gòn Time đến nay đã cứu trợ, nuôi dưỡng và hỗ trợ rất nhiều chó mèo bị bạo hành tìm được mái ấm mới. Để lan tỏa rộng rãi thông điệp chó mèo là những người bạn dễ...

in Đời Sống

Chàng trai Hà Nội tạo những hình vẽ ngộ nghĩnh theo tuyến đường chạy bộ trên app Strava

Kết hợp nghệ thuật với thể thao không còn là điều bất khả thi với những tuyệt phẩm bên bờ hồ này.

in Đời Sống

Chàng trai khởi nghiệp thành công với ý tưởng đưa cả 'Tháp Mười' về Hà Nội

Khi nhắc đến từ khởi nghiệp, người ta thường nghĩ đến những ý tưởng đột phá trong lĩnh vực công nghệ. Thế nhưng, anh Lã Quang Khanh đến từ Mê Linh, Hà Nội đã bổ sung ví dụ của mình cho cụm từ này với ...

Đồng Sáng Tạo

in Giáo Dục

Các trường quốc tế tập trung hơn vào sức khỏe tinh thần của học sinh

Nếu học sinh không được chăm sóc về tinh thần và cảm xúc, các em sẽ khó phát huy hết tiềm năng trong cả việc học ở trường lẫn giao tiếp ngoài xã hội.

in Ăn & Uống

Saigon Café quốc tế hóa trải nghiệm buffet cho thực khách

Là một trong những nơi phục vụ buffet hải sản đẳng cấp nhất thành phố, nhà hàng Saigon Café tại Sheraton Saigon Hotel & Towers đang hướng đến mục tiêu nâng tầm danh tiếng của mình bằng cách mở rộng th...

in Resort

Vì sao Phú Quốc là điểm đến hàng đầu cho gia đình vào mùa Tết 2022

Không khó hiểu vì sao Phú Quốc, thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam, là điểm đến yêu thích hàng đầu trong nước vào bất kể thời điểm nào trong năm: những triền biển hoang sơ ngập nắng, hải sản tươi sốn...

in Ăn & Uống

Thiết kế ‘nhìn yêu ngay’ của tặng phẩm đầu năm A Night On Earth: Khi một nét vẽ dụng công hơn ngàn lời chúc tụng

Gây ấn tượng thị giác mạnh mẽ với hai gam màu tương phản, thiết kế hộp quà A Night On Earth là sáng tạo của nhà minh họa-thiết kế Erica Dorn cho phiên bản whisky giới hạn vừa ra mắt dịp năm mới. Không...

in Resort

Đón một mùa Tết cổ truyền đầy mới mẻ tại Four Seasons The Nam Hai

Nói đến Tết là nói tới những phong tục cổ truyền đặc sắc. Phong vị xuân khó có thể trọn vẹn nếu bỏ qua cách “ăn Tết,” “lễ Tết,” và “chơi Tết” truyền thống, được hình thành và lưu giữ cả ngàn đời nay. ...

in Dịch Vụ

Với Homebase, mọi ước mơ sở hữu nhà chung cư, nhà đất hay đất nền đều nằm trong tầm tay

Ở Việt Nam, nhà đất luôn là một trong những lựa chọn đầu tư được quan tâm nhất, nhưng cũng là lựa chọn phức tạp và dễ gặp trở ngại nhất. Nhưng giờ đây, người mua nhà có thể giảm thiểu nhiều rủi ro và ...