Sài·gòn·eer

Back Văn Nghệ » Văn Hóa » Viết cho cánh diều mùa hè chao lượn trên bầu trời Thủ Thiêm

Viết cho cánh diều mùa hè chao lượn trên bầu trời Thủ Thiêm

Ta có thể dùng bao nhiêu mỹ từ thi vị để nói về cái nên thơ của thú thả diều, một trong những cách thanh thoát nhất để chiêm ngưỡng sức bật của làn gió, vốn tưởng chừng như vô hình kia.

Nói về diều, tôi thậm chí không biết nên bắt đầu từ đâu. Tôi có thể thảo mai sáng tạo ra một cổ ngữ đầy triết lý gì đấy, như “chính sợi dây neo đậu con diều xuống đất cũng cho nó tự do được bay bổng trên trời.” Hay tôi sẽ kể lại điển tích khi danh tướng Hàn Quốc Kim Yu-sin vực dậy tinh thần chiến sĩ bằng một quả cầu cháy rực đính sau diều, trấn an binh sĩ rằng điềm dữ đã qua đi, hoặc câu chuyện nhà hiền triết người Mỹ Ben Franklin thu thập điện lần đầu tiên bằng cách quấn chìa khóa quanh đuôi diều lúc trời bão. Còn nữa, lạ lùng thay, nhiều nhà cầm quyền trên thế giới cấm tiệt chuyện thả diều, như nhóm phiến quân Taliban, Trung Hoa thời Mao Trạch Đông, Nhật Bản thế kỉ 18, Ai Cập, v.v.

Nhưng thôi, tốt hơn hết ta nên đơn giản hóa suy nghĩ, vì đi thả diều ở Thủ Thiêm là một thú tiêu khiển rất giản đơn — chỉ cần có mặt ở bán đảo mỗi chiều khi cái nắng hanh bắt đầu tàn lụi. Hàng ghế nhựa đủ màu xếp thành hàng dọc những con đường lớn nằm mòn mỏi chờ cao ốc. Tấp nập người mua kẻ bán đủ thứ nước giải khát và đồ ăn vặt. Muốn chơi diều, ta có thể tự đem theo hoặc chọn mua ngay đây. Để đưa diều bay lên, người chơi chỉ cần chạy chục bước để vòng dây từ từ thả ra, nối con diều phấp phới trong gió. Có khi ta thậm chí chẳng cần diều nữa, chỉ cần ngồi ngả ra trên ghế tán gẫu với chiến hữu, ngắm hằng hà sa số những mảnh diều đủ màu chao lượn trên không trung.

Diều chẳng cần lời tán tụng. Khi chơi diều, chắc bạn chẳng bao giờ nghe tiếng ồ à trầm trồ như khi xem pháo hoa hay thể thao. Niềm vui ở đây hiện diện qua tiếng nói chuyện rôm rả và nụ cười hồn nhiên. Niềm vui giá cũng rất mềm. Có lẽ đây là khía cạnh tôi yêu nhất ở cánh diều. Sài Gòn là một thành phố đắt đỏ, càng đắt đỏ hơn đối với những gia đình đông con. Không phải ai cũng có nhiều tiền để ăn tiệm hay vào khu vui chơi, nhưng họ cũng có quyền được tận hưởng khí trời quang đãng, phải không? Thú chơi diều chẳng màng gì hết — từ gia thế, thu nhập, danh tiếng, cho đến những lỗi lầm quá khứ — dang tay chào đón mọi người. Khi thả diều, tôi chẳng bao giờ phải lo mình không được hoan nghênh. Trên đường chân trời Sài Gòn nhấp nhô đầy nhà cao tầng, cánh diều giăng ngang trời hệt như nét bút sáp con trẻ nguệch ngoạc nhưng cũng không kém phần đáng yêu.

Bài viết liên quan

in Parks & Rec

Bước vào thế giới mê hoặc của hội mô hình tàu lửa 'nhỏ mà có võ'

"Khi bật lên, cái tàu lửa nó không chỉ di chuyển đâu, nó còn phát âm thanh nghe thật lắm, nghe cứ như là mình đang ngồi trên một chiếc tàu thật vậy," anh Minh Tú, một người đam mê mô hình tàu lửa ở Sà...

in Văn Hóa

Thế kỷ 21 rồi, văn hoá cờ tướng Hà Nội có chỉ còn dành cho đàn ông?

Một “đặc sản” của Hà Nội là khung cảnh các chú, các bác tụ họp ở công viên vào độ xế chiều để đánh cờ tướng.

in Parks & Rec

Về biển Đà Nẵng, tìm hội chiến hữu đam mê lướt sóng

Đà Nẵng không phải là một điểm lướt sóng quá nổi bật khi so với những thánh địa lớn trên thế giới về biển như Hawaii hoặc San Diego. Trên những bãi biển cát trắng của thành phố miền Trung, người ta ha...

Paul Christiansen

in In Plain Sight

Bài tụng ca cho chò nâu Sài Gòn

Nơi tôi từng sống thời tiết quá lạnh, chò nâu không thể mọc, tuy vậy nó vẫn có tên tiếng Anh: dipterocarp.

in Parks & Rec

Cưỡi ngựa ở Sài Gòn: Học cách trân trọng người bạn đường trung thành của con người

Cảm giác được trực tiếp cưỡi một vật thể sống to lớn và nhanh nhẹn khiến chính tôi ngỡ “đây là phim sao?”

Paul Christiansen

in Văn Hóa

Người yêu tiền cổ từ bỏ sự nghiệp học thuật để gắn đời mình với chợ đêm Đà Nẵng

Chúng ta chọn sống vì gì? Vài người sẽ bảo đó là đức tin, là gia đình hoặc nghệ thuật. Còn với anh Trần Văn Nam, lẽ sống ấy là tiền, nhưng không phải theo cách mà người ta vẫn nghĩ.