Sài·gòn·eer

Back Văn Nghệ » Văn Hóa » Tận tụy với nghề, nghệ nhân nón ngựa viết nên tương lai cho du lịch Bình Định

Tận tụy với nghề, nghệ nhân nón ngựa viết nên tương lai cho du lịch Bình Định

Năm 1964, khi chú Đỗ Văn Lan chỉ mới 14 tuổi, một nhóm binh lính Mỹ đã đóng quân 6 tháng tại nhà chú ở Bình Định vì muốn theo học nghề làm nón ngựa. Khi chú biết rằng tôi là người Mỹ, chú liền kể ngay cho tôi nghe câu chuyện này. Không chỉ một mà nhiều lần.

Sở dĩ chiếc nón ngựa có tên gọi như vậy là vì đặc tính bền bỉ, dẻo dai, thích hợp để che chắn cho người đội khi cưỡi ngựa. Vì quy trình chế tác tác tỉ mỉ, nón ngựa trở thành mặt hàng đắt đỏ và xa xỉ, ngoại trừ quân triều đình và các nhà quý tộc thì không phải ai cũng có thể đội hàng ngày.

Từ 300 năm nay, danh tiếng của làng Phú Gia, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đã vang xa nhờ tài nghệ làm nón ngựa thủ công của người dân nơi đây. Bằng cái tâm của một nghệ nhân, chú Lan dẫn dắt chúng tôi tham quan quy trình 10 bước để sản xuất nón ngựa, đồng thời chia sẻ nhiều điều thú vị về công việc của mình: loại lá dùng làm vật liệu là do đồng bào dân tộc thu hoạch trên cao nguyên; những thiết kế nón công phu nhất có thể mất đến 6 ngày để sản xuất và trị giá đến 1,5 triệu VND; bốn cô con gái của chú sẽ tiếp quản nghề từ chú, vì các anh con trai xem đó là "việc của phụ nữ." Nếu có người chịu khó lắng nghe, có lẽ chú Lan có thể ngồi tâm tình cả ngày ấy.

Thế nhưng, cuộc tham quan của chúng tôi kéo dài không lâu. Đây chỉ là một điểm dừng nhỏ trong hành trình được tổ chức bởi một khu nghỉ mát tôi đang ở. Thật lòng mà nói, khi nghe về "chuyến thăm làng nghề," tôi đã không dám kỳ vọng nhiều. Tôi chỉ nghĩ đây sẽ là một hoạt động để giải trí cho khách du lịch, thương mại hóa những gì còn sót lại của một nét truyền thống đang hấp hối trong thời hiện đại, giống như việc xem mua rối nước tại Hồ Hoàn Kiếm hay đi lượn lời quanh chợ Bến Thành. Thế nhưng, tôi đã nhầm to. Tôi được đặt chân vào một căn nhà ấm cúng, nơi cả gia đình tận tụy dành cả đời để giữ nghề, dù có khách du lịch đến thăm hay không.

Có phải vì vẻ đẹp và sự tinh xảo những chiếc nón, của từng hoa văn và con chữ thêu; hay quyết tâm bám trụ với nghề của chú Đỗ Văn Lan; hay những suy tư lo lắng về tương lai của làng nghề thủ công? Tôi không biết điều gì đã thôi thúc tôi tìm kiếm thêm thông tin trên internet. Tôi cứ ngờ rằng mình sẽ chẳng tìm đủ thông tin để viết nổi một bài báo. Nhưng một lần nữa, tôi lại sai lầm. Có vô số bài viết, video và bản tin của chính phủ về nón ngựa Phú Gia, được đăng tải rộng rãi trên truyền thông địa phương. Tôi chẳng thể đóng góp thêm gì nữa cho ngôi làng sau chuyến đi ngắn ngủi của mình.

Chúng ta ai cũng muốn được làm người khám phá ra một viên ngọc quý, nhưng có lẽ tốt hơn khi biết rằng đã có người khác trân trọng viên ngọc ấy mà không màng vụ lợi. Suy nghĩ ấy thắp lên trong tôi một tia hy vọng cho ngành du lịch Việt Nam, và cũng như cho tương lai của những làng nghề thủ công truyền thống, bởi như chú Đỗ Văn Lan đã khẳng định: “Chú chỉ làm đủ để sống qua ngày thôi, nhưng chú yêu nghề của mình lắm.”

Bài viết liên quan

in Văn Hóa

'Thấy đỏ là thấy Tết' tại Hải Thượng Lãn Ông, phố trang trí sầm uất giữa lòng Chợ Lớn

Dạo một vòng quanh khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn, tôi mới nhận ra chẳng ở đâu câu nói “thấy đỏ là thấy Tết” lại đúng như ở phố trang trí Hải Thượng Lãn Ông.

in Văn Hóa

Bên trong miếu Phù Châu, ngôi 'Miếu Nổi' bí ẩn giữa lòng Gò Vấp

Tọa lạc trên một cồn đất nhỏ trên sông Vàm Thuật ở quận Gò Vấp, miếu Phù Châu, hay còn được gọi bằng cái tên thân thương “Miếu Nổi,” đã mở cửa chào đón các đạo hữu trong hơn ba thế kỷ.

in Văn Hóa

Bên trong tháng Ramadan của cộng đồng Hồi giáo Châu Đốc

Cùng lúc Việt Nam bước vào chuỗi ngày lễ quốc gia dài hơi, cộng đồng người Hồi giáo trong nước cũng bắt đầu sự kiện quan trọng nhất năm với mình: tháng Ramadan.

in Văn Hóa

Chuyện về danh họa Nguyễn Cát Tường, người thiết kế nên chiếc áo dài đầu tiên của Việt Nam

Điều gì tạo nên danh tính văn hóa của một quốc gia?

in Văn Hóa

Chuyện đời cụ Huỳnh Văn Ba, cha đẻ của đèn lồng gấp gọn Hội An

Ở tuổi 90, cụ ông tóc đã bạc phơ, thế mà khi nói về những chiếc đèn lồng, giọng vẫn hào sảng và mắt sáng rực hy vọng. Nhờ công thức đèn lồng gấp gọn của cụ Huỳnh Văn Ba, món đồ thủ công mang đậm hơi t...

in Văn Hóa

Dấu ấn trăm năm của nghề làm quạt truyền thống làng Chàng Sơn

Một ngày hè, tôi ra vùng ngoại thành Hà Nội về với huyện Thạch Thất. Con đường làng hai bên là cánh đồng lúa đang độ xanh đưa tôi đến làng Chàng Sơn.