Sài·gòn·eer

    Back Ăn & Uống » Văn Hóa Ẩm Thực » Viết cho bánh mì chả lụa — hành trang một thời của những chuyến du lịch gia đình

    AAA
    Mỗi lần đi chơi đâu xa, đại gia đình của nó lại tay xách nách mang, đồ đạc lỉnh kỉnh như thể sắp sửa tản cư.

    Đó là cái không khí chộn rộn tựa tựa đêm 30 Tết, con nít vẫn lim dim, còn người lớn đã đi đi lại lại từ nhà ra xe, sải chân rộng bước, thao tác khẩn trương. Chỉ khi nào xong xuôi tất thảy, quyết định ai vô chỗ nào, cả nhà mới thở phào nhẹ nhõm rằng chuyến đi đã chính thức bắt đầu.

    Chưa dứt bài bolero đầu tiên, “trưởng đoàn” — thường là mẹ nó — đã thò tay xuống băng ghế, lôi đâu ra bộ đồ nghề đủ món quen thuộc: bịch ni-lông, vỉ thuốc đau đầu, thùng nước lọc, chai dầu gió. Và quan trọng hơn hết, mấy ổ bánh mì chả lụa mà bà đã rị mọ gói bằng giấy từ hồi sớm thật sớm. Dù đói hay không thì từ hàng trên đến hàng dưới đều có phần. “Ăn đi con, cho có sức,” người lớn hay dặn nó như vậy.

    Ngày còn nhỏ, nó cứ thắc mắc sao lần nào nhà nó đi du lịch cũng phải có bánh mì chả lụa. Trong tâm thức nó, đi chơi xa là phải xơi món ngon lạ, ăn hải sản Vũng Tàu, đặc sản Đà Lạt, chứ đâu phải thứ có thể mua bất cứ lúc nào ngoài đầu hẻm. Nhưng người lớn có cách nghĩ khác — dù tới chốn nào, phải tiên quyết ăn đồ nhà trước đã cho chắc bụng. Quãng đường ngắn hay dài, ăn miếng bánh mì chả lụa, tự nhiên thấy chuyến đi đã đúng điệu, nhận ra “À, mình thực sự đang đi chơi xa rồi.”

    Xét một cách trung lập, bánh mì chả lụa không phải là một đại diện quá xuất sắc trong chính phả hệ của mình. Nó không phì nhiêu như ổ bánh mì thịt nguội đã nổi danh 5 châu, cũng không làm Anthony Bourdain phải mê mẩn ăn liền ba ổ như bánh mì gà của dì Phượng.

    Mãi sau này nó mới hiểu ra, chính sự đơn giản của bánh mì chả lụa đã giúp món ăn đường có phần đơn giản trở thành thứ hành trang tiện lợi: chỉ cần kẹp nhanh vài miếng chả lụa, dưa leo cắt đều rồi rắc thêm chút muối tiêu là đã có đầy đủ tinh bột, đạm, xơ tạm thay bữa cơm canh nhà. Bơ, pa-tê, xíu mại, thịt nướng, đúng là mỹ vị ẩm thực Việt Nam đó, nhưng mang vào không gian kít mít, vừa rung giật, vừa nắng nôi của chiếc xe khách thì thật dễ sinh thảm họa. Chưa kể, bánh mì chả lụa còn phòng ngừa khả năng bị chặt chém, bị Tào Tháo rượt nếu có lỡ sa cơ lỡ bước vào những trạm dừng chân bất ổn.

    Cứ nhớ hoài, cái cảm giác thèm thuồng ăn hàng khi nhìn quán xá ven đường, rồi quay lại nhìn ổ bánh mì chả lụa nhạt nhạt trên tay. “Dạ, con đang ráng ăn” — Nó sẽ thở dài trong bụng một hơi, rồi ngoan ngoãn gặm từng chút từng chút ổ bánh mì đang ỉu dần đi như sắc mặt của nó. Chậm đến mức đi từ Sài Gòn nhưng đến gần Đồng Nai mới ăn xong.

    Ai mà dè, sau này, muốn tìm cái hương vị nhạt nhạt đó thật khó. Năm tháng đổi thay cuốn theo những mối liên kết ruột rà, những đứa trẻ rời tổ, anh chị em không còn thân thiết, đại gia đình ngày nào thu nhỏ lại. Và rồi kinh tế đi lên, những chuyến đi chơi xa càng đến những vùng đất xa hơn, chỉ có thể đặt chân đến bằng máy bay — một môi trường công cộng rất chỉn chu, rất “tiệt trùng.” Vậy là nhà nó lẳng lặng chấp nhận ăn tô phở ngoài phi trường, cũng nhạt nhạt mà sao đắt đỏ hơn nhiều.

    Bây giờ, mỗi lần tự đi du lịch, nó chỉ tiện tay mua vài cục cơm nắm để lót dạ. Lớn rồi, chẳng còn ai dúi cho một phần riêng như thế nữa. Phải thương nhau lắm, mới có thể dậy từ tờ mờ sáng, ra lò lựa bánh mì nóng, rã đông đòn chả lụa, xắt từng lát dưa leo ngay ngắn, như mẹ nó đã từng.

    Nghĩ lại, có lẽ thứ đáng nhớ nhất không nằm ở ổ bánh mì, mà ở bàn tay đã chuẩn bị nó.

    Saigoneer là một chuyên trang đời sống online, khai thác các đề tài ẩm thực, xã hội, thời trang, lịch sử, văn hóa và nghệ thuật ở Việt Nam. Chúng tôi kể những câu chuyện đương đại vừa mang giá trị giáo dục vừa mang tính giải trí. Với Saigoneer, bạn sẽ thấy những bài nghiên cứu được đầu tư công phu viết về nét đẹp văn hóa, nghệ thuật Việt Nam và cả những video về gánh hàng rong ẩn sâu trong ngõ nhỏ.

    Chúng tôi chào đón tất cả những ngòi bút tự do có ý tưởng độc đáo muốn cộng tác cùng Saigoneer. Ban biên tập ưu tiên các cây viết yêu thích hoặc đang làm việc trong các lĩnh vực: âm nhạc, nghệ thuật, thời trang, kiến trúc, lịch sử, ẩm thực, công nghệ và phim ảnh.

    Các bạn vui lòng điền vào "pitch form" này để phác thảo ý tưởng chính cho đề tài bạn muốn khai thác, cùng với một số bài viết bạn đã thực hiện và gửi email về contribute@saigoneer.com với tiêu đề "Freelance Pitch".

    Thân ái,
    Saigoneer

    Bài viết liên quan

    in Đời Sống

    Bài tụng ca chia tay cụ bàng, 'người hàng xóm' đầu tiên tôi gặp

    Tôi đội mưa chạy ra ngoài tầng trệt để hóng chuyện trong tò mò. Trước mắt tôi hiện lên các chú bác nhân viên công ích trong bộ đồng phục xanh, cam, người ướt đẫm vì cơn mưa nặng hạt. Họ đứng vây quanh...

    Paul Christiansen

    in Ao Ta

    Tìm về di sản thiên nhiên bên hàng sao cổ thụ tại ao Bà Om

    Mỗi lần nhắc đến chò nâu và người họ hàng gần gũi của nó — cây sao — tôi lại dừng lại để ngẫm nghĩ. Những thân cây đồ sộ, trơ trụi vươn cành cao lên trời trước khi bung tán lá rộng lớn vốn có nguồn gố...

    in Văn Hóa Ẩm Thực

    Từ Hàn đến Việt, chuyện bánh đồng xu và kỉ niệm về tiền mặt trong thời đại số

    Đã có giai đoạn tôi ăn bánh đồng xu thay cho cơm bữa.

    in Màn Ảnh

    Viết cho giọng thuyết minh phim bộ Hàn Quốc, âm thanh 'lo-fi' của tuổi thiếu niên

    Lúc còn nhỏ, nhà tôi có một chiếc TV trong tình trạng dở dở ương ương, đôi lúc ngồi xem thì màn hình bỗng dưng tối đen, mặc dù âm thanh thì vẫn nghe được như thường. Để khắc phục, nhà tôi phải tắt đi ...

    in Đời Sống

    Viết cho những bình nước '0 đồng' giữa lòng thành phố

    Những năm gần đây, tôi nghe nhiều tin tức về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên đời sống của người dân Việt Nam.

    Paul Christiansen

    in Di Sản

    Bưu điện Thành phố, Benjamin Franklin, và niềm tự hào nước Mỹ xa phương

    Không khó để tìm thấy hiện thân của văn hóa Mỹ ở Sài Gòn.