Sài·gòn·eer

Back Văn Nghệ » Âm Nhạc & Nghệ Thuật » Họa sĩ Mộng Bích: Cây đại thụ của làng tranh lụa với niềm đam mê sáng tạo không ngừng nghỉ

Họa sĩ Mộng Bích: Cây đại thụ của làng tranh lụa với niềm đam mê sáng tạo không ngừng nghỉ

Dù đã bước sang mùa xuân thứ 90 của cuộc đời, nữ họa sĩ Mộng Bích vẫn miệt mài làm bạn với cây cọ vẽ, sáng tác bằng niềm đam mê chưa bao giờ nguội tàn và phong thái điềm đạm đầy cuốn hút, để chuẩn bị cho buổi triển lãm cá nhân đã khai mạc vào thứ Năm, ngày 22/10 tại Trung tâm Văn hóa Pháp, Hà Nội.

Bài viết này được dịch từ nguyên gốc Tiếng Anh. Đọc bản gốc trên Urbanist Hanoi tại đây.

Triển lãm mang tên “Đi giữa hai thế kỷ” là triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Mộng Bích, tập hợp các bức tranh lụa, màu nước và ký họa của bà trong sự nghiệp hội họa kéo dài suốt sáu thập niên. Bên cạnh đó, người xem sẽ được lắng nghe những câu chuyện phía sau mỗi tác phẩm qua lời kể của chính người nghệ sĩ đã được ban tổ chức thu âm lại. Các tác phẩm trong triển lãm được sáng tác từ những năm 1960 cho đến nay, chúng là những mẩu chuyện về trải nghiệm của bà khi đi qua bao vùng miền đất nước, là hiện thực cuộc sống được nhìn qua đôi mắt giàu thấu cảm và lòng trắc ẩn của người họa sĩ. Ông Thierry Vergon, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội, chia sẻ với Saigoneer rằng: “Dấu ấn riêng của họa sĩ Mộng Bích không hề phai mờ suốt hơn nửa thế kỷ qua. Tác phẩm của bà đã minh họa chân thực những lát cắt cuộc sống trong thời kỳ đất nước còn nhiều khó khăn và đau thương mà ảnh hưởng của nó vẫn hiện hữu trong xã hội Việt Nam hôm nay.”

Bức tranh 'Em bé Hàn Quốc' của hoạ sĩ Mộng Bích. Hình ảnh: đây.

Họa sĩ Mộng Bích sinh năm 1931 trong một gia đình trí thức tại Đông Ngạc, phía Bắc Hà Nội. Bà được anh trai và những người bạn là nghệ sĩ, kiến trúc sư của ông truyền cảm hứng trở thành họa sĩ từ khi còn rất nhỏ. Trong kháng chiến chống Pháp từ năm 1945 đến năm 1946, bố của bà phải đi công tác theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục, cả gia đình sau đó tản cư về vùng Đoan Hùng. Sau ngày giải phóng thủ đô năm 1954, bà trở về Hà Nội và công tác tại Ban thi hành hiệp định đình chiến Trung ương trong hai năm. Trong thời gian đó, bà bắt đầu học hội họa với họa sĩ Diệp Minh Châu. Năm 1957, khi trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam chính thức mở cửa trở lại, bà cùng với một nhóm sinh viên ưu tú khác nhập học tại đây. Ngôi trường có tiền thân là Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương do người Pháp thành lập năm 1925 và hiện nay là Đại học Mỹ thuật Việt Nam.

Trường cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam được thành lập sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, là một trong tám cơ sở giáo dục cấp đại học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Họa sĩ Tô Ngọc Vân được giao trọng trách hiệu trưởng. Tuy nhiên, các trường này chỉ hoạt động được một năm đến khi kháng chiến bùng nổ và chính quyền cách mạng phải rút lên chiến khu. Khi cuộc kháng chiến bước sang năm thứ 5, họa sĩ Tô Ngọc Vân đã thuyết phục được các đồng chí lãnh đạo chuyển ngôi trường lên chiến khu Việt Bắc.

Họa sĩ Mộng Bích bên vườn đào tại nhà riêng ở Bắc Ninh. Ảnh: Bùi Hoài Nam Sơn.

Ngôi trường hoạt động trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, 22 sinh viên của trường đã phải xoay sở với điều kiện vật chất ít ỏi. Trường đã phải chuyển địa điểm ba lần, từ Yên Đà đến Nghĩa Quân và cuối cùng là An Phú, và hoạt động tại đó cho đến 1954 khi trận chiến Điện Biên Phủ diễn ra. Cùng năm đó, họa sĩ Tô Ngọc Vân đã ra đi để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho đồng nghiệp và học trò.

Khi khói lửa đã tan, đất nước bắt đầu khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng lại cuộc sống bình thường. Nhiều giảng viên và sinh viên đã quay về Hà Nội, rồi thầy và trò tập hợp lại để tiếp tục hoạt động giảng dạy dưới sự dẫn dắt của vị hiệu trưởng mới là họa sĩ Trần Văn Cẩn. Trường cũng cố định cơ sở và chính thức chào đón sinh viên trở lại vào năm 1957. Họa sĩ Mộng Bích thuộc thế hệ sinh viên đầu tiên theo học tại trường ở cơ sở Hà Nội này. Bạn học của bà gồm có các họa sĩ Nguyễn Tiến Chung, Lê Thị Kim Bạch và Nguyễn Thanh Ngọc. Họ là thế hệ họa sĩ ưu tú và thành danh, với những đóng góp to lớn cho nền mỹ thuật Việt Nam, đặc biệt là trong hội họa.

Nghệ sĩ Mộng Bích vẽ tranh tĩnh vật tại nhà hồi đầu năm. Ảnh: Bùi Hoài Nam Sơn.

Tuy nhiên, đối với họa sĩ Mộng Bích, những năm tháng sinh viên không hề vô lo vô nghĩ. Giống như nhiều người thời hậu chiến, bà vừa phải làm thêm nhiều công việc sau giờ học vừa phải chăm sóc chồng mình là nghệ sĩ vĩ cầm và hai người con trai. Họa sĩ Phan Cẩm Thượng giải thích trong cuốn sách catalogue của buổi triển lãm: “Rất ít người biết các tác phẩm của bà đã ra đời trong hoàn cảnh nào, và hơn thế nữa, những đồng nghiệp thương cảm với hoàn cảnh của bà đã nói rằng nếu bà ấy không vất vả, gian truân thì bà ấy không phải là Mộng Bích."

Sau khi hoàn thành khóa học và công tác nhiều năm tại Trung tâm văn hóa tỉnh Thái Nguyên, họa sĩ Mộng Bích cuối cùng cũng tốt nghiệp đại học vào năm 1970. Bà sau đó chuyển về Hà Nội và trở thành họa sĩ của tờ Việt Nam Độc Lập, nơi bà đã gắn bó 17 năm với công việc sáng tác tranh cổ động tuyên truyền dưới nhiều bút danh khác nhau. Vì ít có thời gian dành cho bản thân, bà thường phác thảo những khung cảnh mà mình yêu thích lên giấy, khi nào có thời gian sẽ quay lại để vẽ chúng một cách hoàn chỉnh trên mặt lụa. Có những bản phác thảo phải chờ đợi nhiều năm để được “hóa thân” thành tranh lụa.

Bức tranh 'Một chiều vùng Chăm' của hoạ sĩ Mộng Bích. Hình ảnh: VOV World.

Năm 1987, chỉ một năm trước khi bà nghỉ hưu, tạp chí này đóng cửa, các cán bộ, nhà báo, phóng viên của tờ báo tản ra, công tác khắp nơi trên cả nước. Họa sĩ Mộng Bích nhớ lại:

Sau khi báo Độc Lập giải thể, tôi và các cán bộ của báo được phân về các cơ quan khác nhau. Tôi được chỉ định làm việc Viện Nghiên cứu Hạt nhân. Vì tôi sắp nghỉ hưu nên việc tôi được bổ nhiệm vào một cơ quan là để sau này tôi có thể hưởng lương hưu. Ở đây, họ không biết phải giao cho tôi công việc gì. Vì vậy tôi đã chủ động xin đi vẽ tranh với tư cách là thành viên của Hiệp hội Mỹ thuật, sau đó họ quyết định cử tôi đi vẽ lò phản ứng hạt nhân ở Đà Lạt. Trên đường đi, tàu dừng ở ga Cà Ná, tôi nhìn lên trên núi thì thấy một ông cụ người Chăm mặc áo trắng đang cưỡi ngựa. Bên cạnh ông, một cô gái trẻ người Chăm mặc bộ quần áo màu tím đang nhìn xuống đoàn tàu. Với những ngọn núi xanh biếc làm nền cho hai nhân vật này, đột nhiên tôi cảm thấy mình có thể vẽ nên một bức tranh rất đẹp, vì vậy tôi quyết định không đi Đà Lạt nữa mà đến miền sơn cước của dân tộc Chăm để vẽ tranh.

Tác phẩm của họa sĩ Mộng Bích thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thân phận con người, đặc biệt là cảnh ngộ của những người phụ nữ và người mẹ Việt Nam. Là người tiên phong trong việc vẽ lên các giá trị của mình, tác phẩm đoạt giải thưởng đầu tiên của bà là bức 'Mẹ con' (1960) mô tả hình ảnh một phụ nữ đang cho con bú. Ban đầu, bức tranh vướng phải kiểm duyệt, nhưng sau đó được họa sĩ Trần Văn Cẩn phát hiện ở một góc phòng triển lãm. Ông là người có ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp sáng tác hội họa của bà và việc ông ủng hộ bức tranh đã giúp tác phẩm này đoạt giải nhất trong cuộc Triển lãm tại Sở Văn hóa liên khu Việt Bắc.

Họa sĩ Mộng Bích và họa sĩ sơn mài Trần Thanh trong một buổi vẽ tranh. Ảnh: Bùi Hoài Nam Sơn

Không chạy theo hình ảnh phụ nữ được lãng mạn hóa trong thời kỳ thuộc địa, bà trân trọng những khoảnh khắc đời thường hơn cả. Các tác phẩm của họa sĩ Mộng Bích có nội dung đa dạng và gần gũi, từ khung cảnh chuẩn bị bữa ăn hằng ngày đến chân dung cô gái trẻ ở chợ hay ánh mắt dịu dàng của người ăn xin lớn tuổi, bà luôn nhìn cuộc cống bằng tâm hồn thuần khiết của người phụ nữ, rất đỗi dịu dàng, chân thành, và giàu thương cảm.

Trong cuốn sách catalogue được ra mắt trong buổi triển lãm, con trai bà, họa sĩ Bùi Hoài Mai, trìu mến nói: “Hai thế kỷ ấy là khoảng thời gian đầy biến động đối với đất nước cũng như hội họa Việt Nam. Họa sĩ Mộng Bích đứng ngoài mọi phong trào và biến động, bà sống với thực tại của chính mình và giữ nguyên vẹn tâm hồn nghệ sĩ. Tranh của bà không phải là một công cụ chính trị, hay một công cụ kiếm kế sinh nhai, cũng không phải là một phương tiện để tạo dấu ấn cá nhân. Đối với bà, hội họa chỉ đơn giản là tình yêu cái đẹp và sự kiên trì đằng sau giá vẽ. Cuộc đời của bà là bức chân dung chân thật của một nghệ sĩ dũng cảm và mạnh mẽ, người đã cống hiến tài năng và trái tim của mình cho nghệ thuật, và không một nghịch cảnh nào có thể làm lung lay tinh thần đó.”

Họa sĩ Mộng Bích bên ao nhà trong dịp Tết năm ngoái. Ảnh: Bùi Hoài Nam Sơn.

Triển lãm "Đi giữa hai thế kỷ" sẽ mở cửa từ ngày 22/10 đến ngày 22/11 tại Trung tâm văn hóa Pháp. Thông tin về sự kiện có thể tham khảo tại đây. Cuốn sách catalogue đầu tiên tập hợp những tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp hội họa kéo dài suốt sáu thập kỷ của họa sĩ Mộng Bích sẽ được bán tại triển lãm vào ngày khai mạc 22/10, tại các nhà sách và trên các nền tảng thương mại điện tử.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Sophie’s Art Tour, Bùi Hoài Nam Sơn và Đinh Hồng Châm đã hỗ trợ và đóng góp ý tưởng để tác giả có thể hoàn thành bài viết này.

Bài viết liên quan

in Âm Nhạc & Nghệ Thuật

Gặp Đàn Đó, nhóm nghệ sĩ Hà Nội nhào nặn phù sa và thân tre thành chất liệu âm nhạc và hội họa

Dòng chảy âm nhạc truyền thống của Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, trong đó có những phân nhánh đã đi qua mọi vùng miền của đất nước, và cũng có những phân nhánh đã vượt q...

in Âm Nhạc & Nghệ Thuật

Hành trình tìm chỗ đứng của nghệ thuật đường phố tại Việt Nam

Trước khi chuyển đến Việt Nam, cuộc sống của tôi tại Paris luôn gắn liền với graffiti, nghệ thuật đường phố, và mỹ thuật đô thị. Ở thủ đô nước Pháp, bạn có thể bắt gặp các phẩm graffiti ở bất kỳ ga tà...

in Âm Nhạc & Nghệ Thuật

Đàm đạo về minh họa thời trang, nghề 'cũ người, mới ta,' cùng hai họa sĩ Việt trẻ

Nhắc tới những bản vẽ thời trang, đa số mọi người sẽ nghĩ ngay tới thiết kế thời trang. Giờ đây, hãy thử làm quen với một khái niệm mới mẻ hơn là minh họa thời trang (hay fashion illustration) — một n...

in Âm Nhạc & Nghệ Thuật

[Ảnh] Lưu giữ một thời vàng son: Ảnh bìa album Nhạc Vàng trước 1975

Các ảnh bìa album ca nhạc hiện đại với thiết kế đồ họa phức tạp ngày nay chưa chắc đã sánh được với các tác phẩm vẽ tay thời kỳ trước 1975.

in Âm Nhạc & Nghệ Thuật

Đồng Tháp qua lăng kính anime đầy thơ mộng của họa sĩ Đỗ Minh Hải

Năm 2016, studio Toho đã cho ra mắt một bộ phim hoạt hình viễn tưởng lãng mạn của Nhật Bản với tựa đề “ Tên cậu là gì?”. Bộ phim bom tấn này đã nhanh chóng trở thành một cơn sốt và được khán giả trên ...

in Âm Nhạc & Nghệ Thuật

'Hồi Sóng,' nơi hồi sinh, hồi tưởng và tương tác với tiếng nói bị lãng quên trong hai cuộc Thế chiến

Với chất liệu tiền đề là những bản thu âm xưa thuộc Kho lưu trữ âm thanh của Đại học Humboldt (Berlin, Đức), hai nhà soạn nhạc và nghệ sĩ âm thanh Nhung Nguyễn và Zach Sch đã đem lại một dự án nghệ th...

Đồng Sáng Tạo

in Giáo Dục

Các trường quốc tế tập trung hơn vào sức khỏe tinh thần của học sinh

Nếu học sinh không được chăm sóc về tinh thần và cảm xúc, các em sẽ khó phát huy hết tiềm năng trong cả việc học ở trường lẫn giao tiếp ngoài xã hội.

in Ăn & Uống

Saigon Café quốc tế hóa trải nghiệm buffet cho thực khách

Là một trong những nơi phục vụ buffet hải sản đẳng cấp nhất thành phố, nhà hàng Saigon Café tại Sheraton Saigon Hotel & Towers đang hướng đến mục tiêu nâng tầm danh tiếng của mình bằng cách mở rộng th...

in Resort

Vì sao Phú Quốc là điểm đến hàng đầu cho gia đình vào mùa Tết 2022

Không khó hiểu vì sao Phú Quốc, thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam, là điểm đến yêu thích hàng đầu trong nước vào bất kể thời điểm nào trong năm: những triền biển hoang sơ ngập nắng, hải sản tươi sốn...

in Ăn & Uống

Thiết kế ‘nhìn yêu ngay’ của tặng phẩm đầu năm A Night On Earth: Khi một nét vẽ dụng công hơn ngàn lời chúc tụng

Gây ấn tượng thị giác mạnh mẽ với hai gam màu tương phản, thiết kế hộp quà A Night On Earth là sáng tạo của nhà minh họa-thiết kế Erica Dorn cho phiên bản whisky giới hạn vừa ra mắt dịp năm mới. Không...

in Resort

Đón một mùa Tết cổ truyền đầy mới mẻ tại Four Seasons The Nam Hai

Nói đến Tết là nói tới những phong tục cổ truyền đặc sắc. Phong vị xuân khó có thể trọn vẹn nếu bỏ qua cách “ăn Tết,” “lễ Tết,” và “chơi Tết” truyền thống, được hình thành và lưu giữ cả ngàn đời nay. ...

in Dịch Vụ

Với Homebase, mọi ước mơ sở hữu nhà chung cư, nhà đất hay đất nền đều nằm trong tầm tay

Ở Việt Nam, nhà đất luôn là một trong những lựa chọn đầu tư được quan tâm nhất, nhưng cũng là lựa chọn phức tạp và dễ gặp trở ngại nhất. Nhưng giờ đây, người mua nhà có thể giảm thiểu nhiều rủi ro và ...