Sài·gòn·eer

BackVăn Nghệ » Âm Nhạc & Nghệ Thuật » Đến ‘Bảo tàng tan vỡ’ để thấy những mảnh ghép muôn màu của tình yêu đương thời

Khi nghe đến một bảo tàng của sự tan vỡ, bạn mường tượng đến những hiện vật như thế nào? 

Có lẽ những hình ảnh đầu tiên hiện lên trong đầu bạn sẽ không đẹp cho lắm. Suy cho cùng, chúng ta thường hay gắn sự đổ vỡ với những trải nghiệm xấu xí — một tấm kính rơi tan tành sẽ để lại nhiều mảnh sắc nhọn, những âm thanh chói tai, và vết cắt trên tay nếu bạn không cẩn thận.

Nhưng đi ngược với những định kiến tiêu cực, "Bảo tàng tan vỡ" muốn đem lại một góc nhìn mới về cảm xúc này qua các thước phim và hình ảnh nghệ thuật, từ đó giúp người xem thấu hiểu hơn về các cung bậc tình yêu và cuộc sống: dù khó khăn, nhọc nhằn và chia ly đau đớn, vẫn có vẻ đẹp trong kỷ niệm hạnh phúc, trong tình cảm nhiệt huyết, và trong sự trưởng thành từ tan vỡ nhặt nhạnh.

Diễn ra vào ngày 11–12/12 vừa qua tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại The Factory (TP.HCM), "Bảo tàng tan vỡ" là triển lãm trưng bày 10 tác phẩm đương đại lấy cảm hứng từ 1096 câu chuyện có thật được chia sẻ từ những người đã yêu, đang yêu, và những người đang chung sống với HIV trên khắp Việt Nam.

Triển lãm được thực hiện trong khuôn khổ chiến dịch “Yêu mới khó. Phòng ngừa HIV có ngại gì” nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về các biện pháp can thiệp dự phòng HIV mới nhất.

Các nghệ sĩ tham gia dự án đã chuyển hoá những chia sẻ của nhân vật theo ngôn ngữ nghệ thuật của mình thành các tác phẩm thuộc đa dạng phạm trù như thơ ca, nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật thị giác, nghệ thuật tương tác, nghệ thuật biểu diễn, v.v. Nhưng dù thuộc trường phái nào, mỗi tác phẩm cũng đều thể hiện những khía cạnh khác nhau của sự tan vỡ, mời gọi người xem dừng lại để nhìn sâu hơn, thấu hiểu hơn câu chuyện của người trong cuộc.

Trên hết, các tác phẩm nhấn mạnh nét tương phản giữa nỗi niềm phức tạp của tình yêu với sự dễ dàng và an toàn trong việc sử dụng các thuốc kháng vi-rút phòng ngừa HIV, từ đó truyền tải thông điệp chính của chiến dịch.

Tác phẩm 'Địa thế giả lập' của Lạc Hoàng.

Là một trong 10 nghệ sĩ tham gia dự án, nhà thơ Nam Thi cho biết như một duyên số, vào năm 2018 anh đã sáng tác một bài thơ có tên gọi trùng với triển lãm là 'Bảo tàng tan vỡ.' Anh đã kết hợp bài thơ này cùng hai sáng tác thi ca khác để tạo nên tác phẩm 'Soi Lòng Đọc Thơ.' 

Tác phẩm được Nam Thi trình bày hoàn toàn bằng chì trên vải canvas, với chủ đích là tạo dòng chữ thật mờ để khán giả phải sử dụng kính lúp để đọc được. Theo nhà thơ, đó là cách anh hình tượng hoá tâm sự mà những cá nhân không tên đã gửi gắm đến chiến dịch, cũng như kêu gọi chúng ta cố gắng hơn trong việc đối thoại với người có HIV.

"Họ đã giữ câu chuyện đó trong lòng quá lâu rồi. Họ không dám nói ra. Họ không dám bày tỏ. [Vậy nên] khi mình đưa chữ của mình ra, mình viết chữ làm sao để thật mờ, giống như tâm hồn của họ trước đây. Hôm nay sẽ có những người bạn, kể cả người lạ, họ sẽ có nỗ lực, họ dùng kính lúp, họ soi vào [để xem, để đọc]. Thay vì ban tổ chức chỉ xuất hiện và bảo 'các bạn ơi gửi câu chuyện cá nhân của mình về nhé,' mình muốn đảo chiều mọi thứ lại một chút, như nói lên rằng 'công chúng ơi, mọi người hãy chủ động bước vào lòng các bạn ấy đi, đừng xa lánh nữa!'”

Tác phẩm 'Soi Lòng Đọc Thơ' của Nam Thi.

Một cái tên khác góp mặt ở buổi triển lãm, Ngô Đình Bảo Châu, từng từ chối lời mời tham gia "Bảo tàng tan vỡ" vì thấy mình thiếu liên kết với chủ đề và cũng không biết ai có HIV. Nhưng sau khi tự vấn, cô nhận ra cách phản ứng này không khác lắm với thái độ hững hờ của mình trong nhiều năm về vấn đề nhận thức về HIV, một phần vì cách tuyên truyền tiêu cực trước đây của xã hội về căn bệnh.

"Mình cũng biết thêm rằng chủ đề của năm nay sẽ là về tình yêu, nên mình quyết định rằng mình cần đóng góp một điều gì đó."

Tác phẩm 'Bên trái của tôi, Bên phải của bạn' của Ngô Đình Bảo Châu. 

Với Ngô Đình Bảo Châu, tình yêu là một chủ đề cổ xưa như chính sự tồn tại của con người. "Dù là qua những bối cảnh xã hội khác nhau nhưng bản chất tình yêu không đổi. Nó vẫn lấy điểm tựa chung là sự công bằng giữa hai phía, sự không khác biệt giữa mỗi chúng ta."

Lấy cảm hứng từ tâm niệm này, cô đã tạo nên một cấu trúc đối xứng với một vách ngăn để thể hiện thông điệp rằng: "Tình yêu là sự bình đẳng, và tình yêu cũng thật khó. Nhưng nếu chúng ta chủ động bày tỏ, biết đâu cái chúng ta nhận được sẽ là lăng kính đầy màu sắc của cuộc sống."

Tác phẩm 'Lưu trữ kỳ lạ #1 (Dành cho tình yêu)' của Beautiful Noise Collective. Người xem có thể dùng đèn soi để xem những câu chuyện về tình yêu được ẩn dấu trong từng trái tim. 

Tác phẩm 'Bên nhau' của Mắt Bét.

Tác phẩm 'chiếu || uềihc' của Kai Nguyễn và Thu Uyên.

Sự kiện năm nay cũng có sự góp mặt của các tác phẩm nghệ thuật tương tác ấn tượng như 'Tình yêu là gì?' — cho phép người tham quan thay đổi hình hài của trái tim được chiếu trên màn hình. Bên cạnh đó là 'egg.Tình Yêu' — hiển thị sóng não của người xem khi đọc một trong 1096 câu chuyện được chia sẻ về dự án. Bằng cách này, "Bảo tàng tan vỡ" trở thành một cuộc hội thoại hai chiều, nơi chính khán giả và cảm xúc của họ cũng góp phần tạo nên nghệ thuật.

Tác phẩm 'Tình yêu là gì?' của Hải Doãn (Fustic.) và Nam Be (Fustic.).

Tác phẩm 'eeg.Tình Yêu' của Tùng Monkey.

Một nét đặc sắc về thị giác tại hội trường triển lãm là sự xuất hiện của nghệ sĩ trình diễn Nhi Lê. Qua màn trình diễn nghệ thuật đương đại, cô đưa người xem vào một thế giới của những chiêm nghiệm miên man về các sự kiện, hình ảnh về những người ta yêu thương và nơi chốn ta từng đến.

Tác phẩm 'Người quên đi thành phố của người, ngôn ngữ của người, những người bố của người, những người mẹ của người, các cuộc chiến của người, những người tình của người, móng tay chân của người, nghệ thuật của người, đại dương của người, xác thịt của người, chăn của người, và tôi' của Nhi Lê.

Về chiến dịch “Yêu mới khó – Phòng ngừa HIV có ngại gì”

Chiến dịch “Yêu mới khó – Phòng ngừa HIV có ngại gì” được điều phối và chỉ đạo bởi Cục Phòng, Chống HIV/AIDS (VAAC) – Bộ Y Tế cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC US), Chương trình cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về HIV/AIDS (PEPFAR), và Tổ chức Hợp tác phát triển Y tế Việt Nam (HAIVN) cũng như sự tham gia tích cực của các đối tác tại cộng đồng.

Để xem phiên bản trực tuyến của triển lãm “Bảo tàng tan vỡ” và biết thêm về chiến dịch, bạn đọc có thể truy cập đường link tại đây

[Ảnh trong bài viết được cung cấp bởi Vero Agency.]

Bài viết liên quan

in Âm Nhạc & Nghệ Thuật

'In Art We Trust,' triển lãm tranh cổ động hướng tới nâng cao nhận thức về bất bình đẳng giới

Tuần vừa rồi, triển lãm tranh cổ động "In Art We Trust" đã diễn ra tại không gian của Viện Goethe Hà Nội. Triển lãm do Heritage Space và Ơ Kìa Hà Nội tổ chức nhằm giới thiệu các tác phẩm tranh cổ động...

in Âm Nhạc & Nghệ Thuật

Các nền tảng trực tuyến mở ra hướng đi mới cho triển lãm nghệ thuật trong nước giữa đại dịch

Cho đến tháng 2/2020, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) vẫn nhộn nhịp tổ chức các hoạt động triển lãm nghệ thuật của các nghệ sĩ trong và ngoài nước, trong đó có triển lãm "Tỏa 3" do Đỗ Tườ...

in Âm Nhạc & Nghệ Thuật

Giải nhiếp ảnh du lịch quốc tế gọi tên hai tác giả Việt

Đầu tháng Hai, làng nhiếp ảnh Việt Nam vừa đón nhận tin vui đầu xuân khi nhiếp ảnh gia Trần Việt Văn và Nguyễn Tấn Tuấn đã giành được giải thưởng tại cuộc thi Travel Photographer of the Year (TPOTY) h...

in Âm Nhạc & Nghệ Thuật

Gặp Đoàn Quốc, họa sĩ 9X 'mở cửa' cho cộng đồng màu nước Việt Nam

Là một trong số ít những người Việt được trao chứng chỉ International Watercolor Masters từ Hiệp hội Màu nước Quốc tế Anh Quốc, chàng họa sĩ trẻ Đoàn Quốc đã không ngừng nỗ lực nới rộng năng lực sáng ...

in Âm Nhạc & Nghệ Thuật

Nghe lời thì thầm của rừng ngập mặn qua triển lãm nhiếp ảnh nghệ thuật của Chiron Duong

Vượt khỏi khuôn khổ của một sự kiện nghệ thuật đơn thuần, triển lãm “Midnight in the Mangroves -  Đêm Trong Rừng Ngập Mặn” giáo dục người xem về vẻ đẹp và tầm quan trọng của các cánh rừng ngập mặ...

in Âm Nhạc & Nghệ Thuật

Nghệ sĩ graffiti Tấn Lực và câu chuyện 'minh oan' cho nghệ thuật đường phố

Ra đời từ đường phố, graffiti về bản chất mang trong mình sự tự do, phóng khoáng. Nhưng cũng như chiếc trụ điện ngoài phố, graffiti dễ bị gắn lên vô số các nhãn mác, cùng với đó là những cách hiểu chư...

Đồng Sáng Tạo

in Sức Khỏe

Vấn đề Hành vi, Phát triển và Cảm xúc ở Trẻ em: Giải Pháp Nào Cho Gia Đình Việt?

Những trẻ gặp khó khăn trong việc tuân thủ quy định nhà trường hoặc không muốn tham gia vào các bài học trên lớp; các em thể hiện hành vi bạo lực bằng lời nói hoặc thể chất với giáo viên, bạn bè và ng...

in Ăn & Uống

Màn trở lại nâng tầm trải nghiệm từ Shri Lifestyle Dining

Khi hoàng hôn buông xuống, những tia nắng chiều chiếu qua ly cocktail óng ánh nhiều màu sắc, và xa hơn, những mảng sáng tối đan xen huyền ảo trên bức tường đất nung thô mộc.

in Thương Mại

Bức tranh nghệ thuật về phố thị Sài Gòn, qua góc nhìn của các kiến trúc sư

Khi nhắc đến những công trình mang tính biểu tượng của Sài Gòn, chúng ta thường nghĩ về công năng của chúng. Đó là những cây cầu, tòa nhà cổ, hay những ngôi nhà có tuổi đời nhiều năm.

in Đồng Sáng Tạo

A Night On Earth - The Journey: Việc chọn quà Tết không còn là trăn trở

Trong văn hoá Á Đông, thời điểm cuối năm là dịp để chúng ta trao tặng những người thân yêu những món quà đặc biệt như một lời chúc cho năm mới vạn sự như ý. Chính vì ý nghĩa đặc biệt đó, việc chọn lựa...

in Đồng Sáng Tạo

Johnnie Walker X James Jean: Cuộc Hợp Tác Thỏa Lòng Giới Yêu Thích Whisky, Hội Họa Và Điện Ảnh

Năm 2023, ba bộ phim oanh tạc Giải thưởng điện ảnh danh giá nhất Thế giới Oscar lần lượt gọi tên "Everything Everywhere All At Once", "Guillermo del Toro's Pinocchio" và "The Whale". Tưởng chừng như b...

in Đồng Sáng Tạo

Chiều sâu tâm hồn được khơi mở bởi “Be made of Depth” từ thượng phẩm whisky Johnnie Walker Blue Label

Biểu tượng whisky đương đại Johnnie Walker Blue Label của nhà Johnnie Walker luôn khiến giới mộ điệu không ngừng bất ngờ về tầm nhìn hướng tới nghệ thuật, kết hợp với các nghệ sĩ trong nước trong hành...