Sài·gòn·eer

BackVăn Nghệ » Màn Ảnh » Bộ phim Việt sản xuất năm 1974 ra mắt khán giả online sau nhiều thập kỷ 'đắp chiếu'

Câu chuyện bắt đầu vào năm 2009, tại buổi hội thảo dành cho người thất nghiệp được tổ chức ở Sydney, Úc do tôi chủ trì.

Khi chúng tôi đang bàn về “thành tựu lớn nhất trong cuộc đời,” một người đàn ông Việt Nam, 60 tuổi, đã trả lời một cách dè dặt rằng: “Tôi đã làm một bộ phim điện ảnh ở một hãng phim nổi tiếng, nó đã nằm dưới gầm giường nhà tôi nhiều năm và chưa ai từng xem.”

11 năm tiếp theo sau cuộc gặp ấy, hai chúng tôi đã đấu tranh với nhiều lo ngại và gặp phải vô số khó khăn về mặt kỹ thuật để đưa bộ phim từng bị chôn vùi này đến với khán giả. Sau khi cùng nhau "bầm dập" trải qua những thách thức ấy, chúng tôi đã trở thành hai người bạn thân. Mọi người gọi anh là Didi và phải nói anh là một người độ lượng. Căn hộ nơi anh sống nhỏ thôi nhưng đâu đâu cũng thấy đồ làm phim. Tôi có cơ hội được nghe anh kể về cuộc đời đầy sương gió và hiểu được vì sao người đàn ông này lại cất giữ thành quả lớn nhất của mình dưới gầm giường và gọi nó là “một đứa bé chưa từng được sinh ra.”

Didi tên đầy đủ là Thái Thúc Hoàng Điệp, anh là người sinh ra để làm phim. Đó là niềm đam mê đã chảy sẵn trong huyết quản. Anh chính là con trai của đạo diễn Thái Thúc Nha, là một nhân vật tiên phong của nền điện ảnh Đông Nam Á và cũng là chủ sở hữu hãng phim ALPHA lừng lẫy một thời. Ông là một nhà làm phim đa tài, và đã viết kịch bản, đạo diễn, đồng thời sản xuất hơn 20 bộ phim thành công, mang về nhiều giải thưởng danh giá thời chế độ cũ. Ông không chỉ là đại diện của Việt Nam mà còn của toàn khu vực với vai trò là Chủ tịch Liên đoàn Điện ảnh Châu Á. 

Chàng trai trẻ Didi ngày ấy bị cuốn vào thế giới điện ảnh của cha mình. Ông đã dạy anh các kỹ thuật làm phim và kinh nghiệm trong ngành công nghiệp này, với ý định về sau sẽ giao cho anh quản lý hãng phim và để anh trở thành một nhà làm phim có tầm ảnh hưởng. Sân khấu quốc tế lúc ấy đã được vạch sẵn cho anh.

Didi đón tuổi 20 giữa giai đoạn kháng chiến chống Mỹ và được giao làm đạo diễn cho bộ phim đầu tay, Tuổi dại (The Green Age), với kinh phí đầu tư khá lớn. Anh đã thành công trong việc quản lý lịch trình sản xuất nghiêm ngặt và cùng lúc di chuyển dàn diễn viên đông người đi đến nhiều địa điểm khác nhau của Việt Nam giữa cảnh súng đạn đang trong lúc ác liệt nhất.

Poster của bộ phim Tuổi Dại.

Trong thời kỳ mà hầu hết các bộ phim Việt Nam đều làm về chiến tranh, Tuổi Dại (The Green Age) kể về một mối tình tay ba và lồng ghép nhiều vấn đề của giới trẻ thời đó: ma túy, tình dục trước hôn nhân, nạo phá thai và tự tử, vốn ảnh hưởng nhiều từ văn hóa phương Tây. Các hãng phim đối thủ khi nghe ngóng được thông tin của bộ phim đã lo ngại rằng khi phim phát hành vào tháng 12, vốn là tháng cao điểm, có thể làm giảm doanh thu phòng vé phim của họ. Họ cài người vào đoàn phim của Didi để cố tình làm chậm quá trình sản xuất của anh: các đoạn phim biến mất, thiết bị bị phá hủy. “Cứ như là trong phim James Bond vậy,” vị đạo diễn nhớ lại.

Chiến tranh vừa kết thúc thì phim cũng đóng máy, đạo diễn Didi phải làm việc ngày đêm để chỉnh sửa hậu kỳ. Sau khi dựng xong, anh gửi phim sang Hồng Kông để thực hiện tiếp các bước sản xuất. Vài ngày sau, anh bị gọi vào quân ngũ với nhiệm vụ làm phim. Công việc đầu tiên của anh là thực hiện Bài học không thể quên, kể về câu chuyện cay đắng của một người đàn ông bị tước đoạt tất cả của cải, danh dự, tự do và bị buộc phải làm việc cho những người anh ta coi thường.

Chàng trai trẻ ngày ấy phải rất vất vả mới dành dụm đủ tiền để nhờ một người buôn lậu đưa anh trốn khỏi Việt Nam. Giữa đêm thanh vắng, anh cùng vợ và đứa con nhỏ bước lên một con thuyền tồi tàn với lòng tin về một “cuộc sống mới ở miền đất mới." cRồi họ bị bắt và tạm giam trong một trại tị nạn ở Thái Lan. Didi chưa từng kể gì về khoảng thời gian ấy, ngoài việc mô tả đó là nơi mà “phụ nữ bị lôi đi và bị cưỡng hiếp.”

Sau ba tháng sống trong cơn ác mộng, gia đình anh đã đến được nước Úc để bắt đầu xây dựng lại cuộc sống. Với vốn tiếng Anh ít ỏi, Didi cố gắng bán Tuổi Dại cho các kênh truyền hình ở đó, nhưng thất bại vì "không có khán giả.” Sau đó, anh gõ mọi cánh cửa để bước vào ngành công nghiệp điện ảnh nước Úc nhưng đều bị từ chối. Họ nói với anh rằng: “Người Việt ở đây không làm phim, họ chỉ may quần áo trong nhà máy mà thôi.”

Để kiếm sống, Didi chuyển sang quay video đám cưới, và tự nhủ rằng “ít nhất thì mình vẫn đang việc với máy quay và cuộn phim.”  Hằng đêm, anh chỉnh sửa những thước phim ghi lại ngày hạnh phúc nhất của người khác, và ngẫm nghĩ cuộc đời mình sẽ ra sao nếu như không có những biến cố kia.

Tua nhanh đến năm 1986, Didi đã tìm ra địa chỉ của studio ở Hồng Kông nơi anh gửi Tuổi Dại đến để rửa phim. Mừng làm sao, những cuộn phim của anh vẫn còn nằm trên kệ, nhưng anh cần phải thanh toán 24.000 đô Mỹ cho chi phí sản xuất. Lúc này Didi không những khánh kiệt mà còn nợ nần chồng chất. Anh đi xin, đi mượn, cùng lúc ký nhiều khoản vay để bay đến Hồng Kông và nhận chiếc hộp chứa tám cuộn phim màu. Cuối cùng "đứa bé chưa từng được sinh ra" đã trở về trong vòng tay anh.

Hậu trường quay phim Tuổi Dại.

Didi gọi cho bố ngay lập tức. Quá xúc động, bố anh không cầm được nước mắt. Bộ phim được lưu giữ nguyên vẹn và sẽ sớm tìm được khán giả. Hai tháng sau, đạo diễn Thái Thúc Nha qua đời. Thế giới như sụp đổ khi anh mất đi người thầy, người thân thân thiết nhất trong cuộc đời mình. Bỗng chốc, Didi thu mình lại. Nụ cười dịu dàng mà tôi đã quen, đã quý mến dần dần biến mất trên khuôn mặt anh trong nhiều năm. Hôn nhân của anh cũng đổ vỡ và đi đến kết thúc bằng tờ đơn ly hôn.

Cạn kiệt tiền bạc cùng với hàng đống nợ nần, Didi quyết định chiếu Tuổi Dại ở Melbourne, và nhắm đến đối tượng khán giả là cộng động người Việt đông đúc ở thành phố này. Vì không có kinh phí cho việc quảng bá, nên anh chỉ có thể dựa vào lời truyền miệng. Không may thay, ngày công chiếu lại là ngày hội mua sắm với những chương trình ưu đãi lớn nhất trong năm, buổi chiếu phim hôm đó không có lấy một bóng người. Thất bại ê chề, anh tự hứa với mình sẽ không bao giờ nghĩ hay nói gì về phim nữa, "đến chết cũng không," anh thề.

Khi công việc quay video cưới ngày càng ế ẩm, Didi có nguy cơ trở thành người vô gia cư. Anh đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp và được gửi đến khóa học của tôi. Sau khi nghe anh chia sẻ về “bộ phim nằm dưới gầm giường,” tôi đã mời anh đi ăn trưa, và tình bạn của chúng tôi bắt đầu từ đó.

Chúng tôi như hai thái cực đối lập nhưng đồng thời cũng là những tâm hồn đồng điệu, thường xuyên gặp nhau, cùng uống trà, bàn luận về tình yêu, phụ nữ và nhiều nhất vẫn là về phim ảnh. Tôi hứa với Didi rằng mình sẽ mang Tuổi Dại ra khỏi hộp và đưa nó lên màn ảnh.

Khó khăn đầu tiên của tôi là gây quỹ để số hóa cuộn phim cũ. Tôi đi đến các tổ chức tài trợ, các nhà hảo tâm, các nhà đầu tư, bất kỳ ai có khả năng tài chính. Trải qua nhiều năm bị từ chối, tôi mới nhận được số tiền mà mình cần. Khi biết được tin vui này, Didi chỉ đáp lại tôi bằng một khoảng lặng dài và nặng nề. Với anh, việc phải đưa bộ phim ra ngoài còn khó hơn nhiều việc cất giữ nó.

Khi đi đến công ty nhận xử lý số hóa bộ phim, Didi hồi hộp lắm, tay khư khư ôm lấy chiếc hộp phủ đầy bụi. Giống như người cha lần đầu tiên phải rời xa đứa con của mình, tay anh nắm chặt, lòng cảm thấy nặng nề. Trở về nhà, khoảng trống dưới gầm giường cũng trở thành khoảng trống trong lòng. Didi thường gọi điện cho phía công ty để hỏi thăm tình hình, “phim của tôi thế nào… mọi thứ có ổn không?”

Công việc số hóa đáng lẽ chỉ mất vài tuần lại thành ra tốn đến hàng tháng trời vì một thiết bị bị hỏng và phải gửi sang Mỹ để sửa chữa. Nhưng khi nhận được chiếc đĩa DVD, sự phấn khích ban đầu của chúng tôi lại biến thành tuyệt vọng: chất lượng phim tồi tệ không thể tưởng tượng được và Didi phải cặm cụi sửa màu cho từng khung hình bằng phần mềm chỉnh sửa miễn phí mà suốt ngày gặp lỗi.

Sau đó, Didi cũng tìm được một công việc sửa chữa cơ khí để trang trải. Ban ngày, anh dành thời gian phục hồi máy móc; ban đêm, anh dồn tâm lực để thổi hồn vào bộ phim của mình. Chúng tôi nói chuyện thường xuyên, gặp anh lúc nào cũng trong tình trạng kiệt sức. Nhưng có điều gì đó trong giọng nói của Didi mà tôi chưa từng nghe thấy trước đây — một niềm đam mê và nhiệt huyết căng tràn; nhà làm phim trong anh đã được hồi sinh.

Hôm đấy, Didi đến nhà tôi, cầm theo chiếc đĩa DVD của bộ phim Tuổi Dại. Tôi đã tưởng tượng rằng anh sẽ đẩy tung cánh cửa và thao thao bất tuyệt về thành phẩm của mình, nhưng anh chỉ đến giao chiếc đĩa như một nhân viên giao hàng. Anh đã đi đến điểm kết thúc của một con đường dài và sẵn sàng buông bỏ rồi.

Bộ phim gay cấn, hài hước và gây sốc. Nó ghi lại một giai đoạn của Việt Nam mà đang dần bị lãng quên và có lẽ ít người biết đến. Đây là những thước phim màu hiếm có của Sài Gòn trước khi nó hoàn toàn thay đổi sau sự kiện 1975. Vượt ra ngoài câu chuyện được kể, Tuổi Dại còn là một nguồn tài liệu về lịch sử và văn hóa quan trọng.

Chúng tôi đã quyết định thuê rạp chiếu phim và tổ chức một buổi ra mắt hoành tráng. Nhưng đại dịch COVID-19 ập đến và thay đổi tất cả mọi kế hoạch. Trong hoàn cảnh ấy, Didi vẫn giữ vững cái nhìn lạc quan, anh cười và nói: “Được rồi, thế thì tôi sẽ trình chiếu nó ở rạp chiếu phim lớn nhất thế giới."

Đó không hoàn toàn là thảm đỏ mà tôi đã nghĩ tới, nhưng “đứa bé chưa từng được sinh ra” của anh cuối cùng đã trình diện công chúng. Các diễn viên tham gia bộ phim, giờ đây đều có tuổi và sống ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, cũng đã được nhìn thấy chính mình trên màn ảnh. Đúng, là màn hình máy tính, nhưng mới kỳ diệu làm sao!

Cùng ngồi nhâm nhi tách trà với Didi, tôi hỏi liệu anh có nghĩ rằng cuộc đời mình có lẽ đã rất khác không. Với một nụ cười gượng gạo, anh nói: "Có khi tôi đã nổi tiếng như Spielberg, nhưng không thành ra như vậy lại tốt hơn." Tôi hỏi anh tại sao và Didi đáp lại rằng: "Quá nhiều phụ nữ và rượu, với độ ấy thì giờ này tôi chết rồi.”

Uống xong tách trà, anh ngồi một lúc và nói thêm: "Anh biết không, tôi đang ở đúng thời điểm rồi đấy." Nhưng là thời điểm gì? “Thời điểm để làm bộ phim thứ hai, chẳng phải các đạo diễn thường đạt phong độ cao nhất khi họ ngoài 60 hay sao.”

Tuổi Dại đã sống lại đúng như hình ảnh ban đầu mà nhà làm phim Didi mong đợi, bạn đọc có thể thưởng thức bộ phim này tại đây.

Chúng tôi đã quyết định thuê rạp chiếu phim và tổ chức một buổi ra mắt hoành tráng. Nhưng đại dịch COVID-19 ập đến và thay đổi tất cả mọi kế hoạch. Trong hoàn cảnh ấy, Didi vẫn giữ vững cái nhìn lạc quan, anh cười và nói: “Được rồi, thế thì tôi sẽ trình chiếu nó ở rạp chiếu phim lớn nhất thế giới”. 

Bài viết liên quan

in Màn Ảnh

Tháng 2 này, lễ hội điện ảnh Nhật Bản chiêu đãi khán giả Việt với 20 phim xuất sắc

Trong hai tuần cuối tháng 2 này, khán giả Việt sẽ được chiêu đãi đại tiệc điện ảnh với 20 “món ngon” đến từ xứ sở hoa anh đào trong khuôn khổ Liên hoan phim Nhật Bản trực tuyến 2022.

Michael Tatarski

in Âm Nhạc & Nghệ Thuật

Bạn sẽ làm gì nếu một ngày phát hiện mẹ mình là thần tượng âm nhạc ở Sài Gòn vào thập nhiên 60?

Vào đầu những năm 1960, Phương Tâm vẫn còn là một ngôi sao ca nhạc đang lên ở Sài Gòn, hàng ngày biểu diễn trong các hộp đêm và tụ điểm ca nhạc sầm uất của thành phố.

in Màn Ảnh

Lớp Mơ Phim: Lớp học cảm thụ cho dân ghiền phim và hơn thế nữa

Vào đầu tháng 12 vừa qua, sự kiện Phá án cùng phim do dự án giáo dục Lớp Mơ Phim điều phối đã được diễn ra dưới sự tài trợ của Lãnh sứ quán Hoa Kỳ. Là một người yêu nghệ thuật, khi đọc dòng quảng bá “...

in Màn Ảnh

Phần hai phim kinh dị 'Mười' chính thức đi vào giai đoạn sản xuất

Mười, một trong số ít những bộ phim kinh dị được sản xuất bởi nhà làm phim trong nước vào đầu những năm 2000, sẽ quay trở lại với phần hai trong thời gian tới. 

in Màn Ảnh

Q&A: Trò chuyện với Quí Nguyễn, biên kịch gốc Việt góp bút trong ‘Raya và Rồng thần cuối cùng’

Bộ phim hoạt hình Raya và Rồng thần cuối cùng của Disney ra mắt vào tháng 3 vừa qua đã giới thiệu được nét đẹp văn hóa Á Đông đến với khán giả toàn cầu. Raya là công chúa mang trong mình dòng máu Đông...

in Màn Ảnh

Đàm đạo với đạo diễn trẻ Jay Do về danh tính Việt trong phim ngắn đầu tay 'À La Carte'

À La Carte, bộ phim ngắn dài sáu phút lấy bối cảnh thời chống thực dân Pháp của đạo diễn trẻ Jay Do (Đỗ Đức Hùng) mở ra như một lát cắt của thời gian khi đặt người xem vào ngay giữa tâm bão của c...

Đồng Sáng Tạo

in Giáo Dục

Các trường quốc tế tập trung hơn vào sức khỏe tinh thần của học sinh

Nếu học sinh không được chăm sóc về tinh thần và cảm xúc, các em sẽ khó phát huy hết tiềm năng trong cả việc học ở trường lẫn giao tiếp ngoài xã hội.

in Ăn & Uống

Saigon Café quốc tế hóa trải nghiệm buffet cho thực khách

Là một trong những nơi phục vụ buffet hải sản đẳng cấp nhất thành phố, nhà hàng Saigon Café tại Sheraton Saigon Hotel & Towers đang hướng đến mục tiêu nâng tầm danh tiếng của mình bằng cách mở rộng th...

in Resort

Vì sao Phú Quốc là điểm đến hàng đầu cho gia đình vào mùa Tết 2022

Không khó hiểu vì sao Phú Quốc, thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam, là điểm đến yêu thích hàng đầu trong nước vào bất kể thời điểm nào trong năm: những triền biển hoang sơ ngập nắng, hải sản tươi sốn...

in Ăn & Uống

Thiết kế ‘nhìn yêu ngay’ của tặng phẩm đầu năm A Night On Earth: Khi một nét vẽ dụng công hơn ngàn lời chúc tụng

Gây ấn tượng thị giác mạnh mẽ với hai gam màu tương phản, thiết kế hộp quà A Night On Earth là sáng tạo của nhà minh họa-thiết kế Erica Dorn cho phiên bản whisky giới hạn vừa ra mắt dịp năm mới. Không...

in Resort

Đón một mùa Tết cổ truyền đầy mới mẻ tại Four Seasons The Nam Hai

Nói đến Tết là nói tới những phong tục cổ truyền đặc sắc. Phong vị xuân khó có thể trọn vẹn nếu bỏ qua cách “ăn Tết,” “lễ Tết,” và “chơi Tết” truyền thống, được hình thành và lưu giữ cả ngàn đời nay. ...

in Dịch Vụ

Với Homebase, mọi ước mơ sở hữu nhà chung cư, nhà đất hay đất nền đều nằm trong tầm tay

Ở Việt Nam, nhà đất luôn là một trong những lựa chọn đầu tư được quan tâm nhất, nhưng cũng là lựa chọn phức tạp và dễ gặp trở ngại nhất. Nhưng giờ đây, người mua nhà có thể giảm thiểu nhiều rủi ro và ...