Sài·gòn·eer

BackVăn Nghệ » Văn Hóa » Nghề làm thúng chai của nghệ nhân tỉnh Phú Yên

Nghề làm thúng chai của nghệ nhân tỉnh Phú Yên

Nằm trên dải đất duyên hải Nam Trung Bộ nắng gió, Phú Yên là một trong những địa bàn trên cả nước có ngành ngư nghiệp phát triển lâu đời.

Để phục vụ việc đi lại và đánh bắt hải sản, người dân nơi đây đã sáng chế ra một phương tiện đặc biệt là chiếc thuyền thúng. Loại thuyền này còn được gọi là "thúng chai,” đặt theo tên của dầu chai, loại dầu dùng để làm lớp chống thấm cho thuyền.

Một trong những làng nghề nổi tiếng với sản phẩm thuyền thúng là làng Phú Mỹ ở xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Qua nhiều thế kỉ, phần lớn các cư dân trẻ của làng Phú Mỹ đã rời đi nơi khác để tìm kiếm công việc, nhưng ngôi làng vẫn gìn giữ được nghề làm thuyền thủ công nhờ tâm huyết của các nghệ nhân tận tụy.

Để làm ra chiếc thúng chai, một người thợ phải đi qua nhiều công đoạn, cụ thể là chẻ, vót tre, đan mê, lận, nức và quét dầu. Thợ làm thuyền cần chọn những cây tre có độ tuổi từ một năm đến một năm rưỡi, không được quá non cũng như không quá già, vì như vậy thân thuyền mới có độ bền. Khi được hoàn thiện, chiếc thúng chai sẽ được ngư dân Phú Yên sử dụng mỗi khi cần ra khơi, khi đi câu mực ban đêm, hay khi tham dự lễ hội cầu ngư của tỉnh hàng năm.

Chọn tre làm thúng.

Chẻ nan tre.

Đan mê thúng.

Tấm mê được cắt thành hình tròn.

Dùng hố đất để nắn thân thúng thành nửa hình cầu. Quá trình này được gọi là "lận thúng."

Lận vành thúng.

Dùng cước siết chặt vành thúng.

Phân bò được trát vào khe nan để ngăn không cho nước thấm vào trong.

Cuối cùng, một lớp dầu được phủ lên bên trong thành thúng để giúp chống nước.

Những chiếc thúng đã hoàn thiện sẽ được đem phơi nắng trước khi đem bán.

Trương Hoài Vũ là một nhiếp ảnh gia hiện đang sinh sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh. Độc giả có thể xem thêm các tác phẩm của Hoài Vụ tại hai tài khoản Instagram của anh.

Bài viết liên quan

in Văn Hóa Ẩm Thực

Ghé thăm gia đình Hà Nội giữ lửa nồi bánh chưng truyền thống suốt 2 thập kỷ

Bên cạnh cành đào và phong bao lì xì đỏ, đòn bánh chưng là phong vị không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam.

in Văn Hóa

Một thoáng Nam Bộ qua Lễ Kỳ Yên của đình Phú Nhuận trăm tuổi

Diễn ra từ ngày 16 đến ngày 18 của tháng Giêng âm lịch, Lễ Kỳ Yên là lễ hội lớn nhất được tổ chức hàng năm tại đình Phú Nhuận.

in Văn Hóa

Rực rỡ sắc màu lễ hội Katê của đồng bào Chăm Ninh Thuận

Là truyền thống đặc sắc từ xa xưa của cộng đồng người Chăm, lễ hội Katê được công nhận bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2017.

in Văn Hóa

Tết Thanh Minh, người Dao Chàm Quản Bạ xuống suối bắt cá dâng lên tổ tiên

Hàng năm, vào dịp Tết Thanh Minh, người Dao Chàm ở Nặm Đăm, Quản Bạ lại tổ chức hội bắt cá. Cá sau khi bắt được chia đều cho các hộ trong làng làm mâm cơm dâng lên tổ tiên và thần linh để cảm tạ, đồng...

in Văn Hóa

Văn hóa châu thổ Bắc Bộ qua lễ hội chùa Keo Hành Thiện

Với những lễ tục, sinh hoạt dân gian đậm nét văn hóa vùng nông nghiệp trồng lúa nước, lễ hội chùa Keo Hành Thiện là dịp người dân tưởng nhớ, tri ân Đức Thánh Tổ — thiền sư Dương Không Lộ vì những công...

in Văn Hóa

Bên trong miếu Phù Châu, ngôi 'Miếu Nổi' bí ẩn giữa lòng Gò Vấp

Tọa lạc trên một cồn đất nhỏ trên sông Vàm Thuật ở quận Gò Vấp, miếu Phù Châu, hay còn được gọi bằng cái tên thân thương “Miếu Nổi,” đã mở cửa chào đón các đạo hữu trong hơn ba thế kỷ.