Sài·gòn·eer

Back Đời Sống » Môi Trường » WWF-Việt Nam đồng hành cùng bà con Đồng bằng sông Cửu Long chống biến đổi khí hậu với các mô hình sinh kế thuận tự nhiên

“10 năm trước bắt được 10 con cá thì giờ chỉ bắt được 4-5 con,” anh Nguyễn Văn Dê — người dân xã Vĩnh Đại, tỉnh Long An — cho biết.

Theo anh Dê, hoá chất nông nghiệp làm ô nhiễm nguồn nước, và việc xây dựng đê điều làm giảm mực nước lũ tự nhiên đã làm sụt giảm sản lượng cá tự nhiên. Mặc dù công nghệ mới và cơ sở hạ tầng đã giúp cải thiện cuộc sống của cộng đồng 4.200 cư dân xã Vĩnh Đại, tuy nhiên, việc kiếm sống từ nghề đánh bắt cá tự nhiên và canh tác lúa truyền thống trở nên khó khăn hơn nhiều.

Không dễ để thấy hết được những khó khăn mà người dân Đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặt. Khi ghé thăm nhà của bà con, khách mời ắt sẽ bị ấn tượng bởi sự tận tình, trái cây thơm ngọt và những bữa nhậu lai rai kéo dài tới tận đêm khuya. Sự hào sảng ấy vốn đã là một phần tính cách con người nơi đây, dẫu đời sống của họ chẳng mấy dư dả. Thực tế, bà con vẫn còn vất vả vì sinh kế bấp bênh và nhiều nỗi lo về tương lai.

“Mùa lũ là mùa kiếm cơm”

Sau lưng ông Trần Văn Nghĩa (53 tuổi) là những chiếc lú bắt cá đan từ tre và lưới sợi chất thành chồng lên nhau. Mỗi ngày, hai vợ chồng ông có thể làm từ 10 đến 15 chiếc lú, bán với giá 50-60.000 đồng và lãi khoảng 15.000 đồng một chiếc. “Tiếng lành đồn xa," tay nghề của hai vợ chồng ông được nhiều người biết qua sự tín nhiệm của khách hàng và các kênh truyền thông tại địa phương, mà không cần quảng cáo qua Zalo hay các nền tảng mạng xã hội. Người dân làm lú quanh năm nhưng chỉ vào mùa nước nổi mới có nhiều người mua lú để để bắt cá rô, cá chốt, cá lóc…. “Mùa lũ là mùa kiếm cơm,” ông Nghĩa nói.

Ông Trần Văn Nghĩa khoe một chiếc lú bắt cá đã hoàn thiện (trái) trong khi vợ ông, bà Nguyễn Thị Thiểu làm mẫu một bước trong quá trình đan lú (phải). Gia đình ông đã sinh sống tại đây suốt mấy đời nay, khi Ông bà ông Nghĩa là những người đầu tiên khai hoang mở đất ở khu vực này.  

Mỗi năm, ông Nghĩa thu được khoảng 45 triệu đồng nhờ đánh bắt cá tự nhiên trong mùa lũ. Tuy nhiên, mùa lũ cũng ảnh hưởng tới việc canh tác lúa. Khác với mùa khô, để trồng lúa truyền thống trong mùa lũ, người dân phải sử dụng lượng lớn hóa chất, thuốc trừ sâu và xây dựng hệ thống đê điều để ngăn nước. Điều này ảnh hưởng đến sự phục hồi tự nhiên của đất, khiến đất đai cạn kiệt chất dinh dưỡng và gây ảnh hưởng đến quần thể cá tự nhiên tại địa phương. Trong khi đó, giá gạo tăng mạnh trên thị trường những năm gần đây khiến nhiều nông dân trồng lúa vụ ba. “Nếu tất cả đều chuyển sang trồng lúa ba vụ thì sẽ không còn cá nữa,” ông ngậm ngùi nói.

Đa dạng các giải pháp dựa vào thiên nhiên

Năm ngoái, Saigoneer đã tới Long An để tìm hiểu cách Dự án CRxN Mekong triển khai các mô hình thuận thiên như trồng lúa nổi, kết hợp nuôi cá trong mùa lũ, mô hình sinh kế phụ như đan lục bình, và thực hiện các khóa tập huấn cho cộng đồng địa phương. Đầu năm nay, chúng tôi đã quay trở lại để gặp gỡ và lắng nghe những thách thức người dân đang đối mặt do biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, cũng như những nỗ lực của họ để bảo vệ tương lai.

Trồng lúa là nguồn thu nhập chính và quan trọng nhất tại xã Vĩnh Đại, nhưng chỉ trồng lúa thì không thể đảm bảo mức sống. Ngoài bắt cá, người dân trong vùng phải tìm nhiều cách khác nhau để gia tăng thu nhập cho gia đình. Chị Võ Thị Kim Hải, vợ của anh Nguyễn Văn Dê, trồng sen trong ao ngay sau nhà. Trước đây, chị sử dụng diện tích này để trồng lúa nổi , sau đó, một phần đất nền đã được cải tạo lại để làm vườn mít và sầu riêng nên không còn phù hợp để trồng lúa nổi. Thay vào đó, chị trồng sen và thu hoạch hạt sen với giá 20.000-25.000 đồng một kg để chế biến thành đồ ăn vặt và bánh kẹo. Chị hy vọng trong tương lai, gia đình sẽ có đủ vốn để xây dựng một căn homestay nhỏ và phát triển mô hình du lịch sinh thái tại địa phương.

Nhóm phụ nữ đan lục bình tại xã Vĩnh Đại là một sáng kiến khác thuộc dự án CRxN, với trưởng nhóm là chị Nguyễn Thị Phượng. Các chị đã được chuyên gia đã hướng dẫn tận dụng nguồn lục bình dồi dào, chế tạo thành những sản phẩm gia dụng có giá trị thương mại với sự hỗ trợ từ công ty Artex Đồng Tháp. Lục bình là loài cây xâm lấn và gây hại nay đã trở thành nguyên liệu mang đến nguồn thu nhập giá trị.

Sáng kiến thành lập nhóm đan lục bình là một trong các hoạt động của CRxN Mekong nhằm thúc đẩy vai trò và quyền lợi của phụ nữ. Dự án đã thiết lập một nguồn vốn xoay vòng nhằm cung cấp khoản vay không lãi suất cho phụ nữ để họ thực hiện các mô hình sinh kế phụ khác như làm khô, mắm. Dự án cũng tổ chức các khóa tập huấn về bình đẳng giới thu hút nhiều người tham gia. Dù là nam giới hay phụ nữ, tất cả đều đồng tình rằng tập huấn bình đẳng giới là một trong những khóa học hữu ích nhất đối với họ. Theo như lời bà con chia sẻ, việc đề cập đến các chủ đề như chia sẻ việc nhà, thiết lập vai trò bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc ra quyết định trong gia đình và quyền của phụ nữ, khóa học đã và đang thúc đẩy “sự bình yên trong gia đình” Ngoài ra, các khóa tập huấn về lập kế hoạch sản xuất và tài chính nông hộ còn hướng dẫn các hộ dân cách tính chi phí đầu vào, ước tính lợi nhuận và lập ngân sách. Các khóa tập huấn ồng ghép với mục tiêu bảo vệ môi trường đã đáp ứng được nhu cầu của người dân về các giải pháp đơn giản, thiết thực trong cuộc sống mà.

Tìm kiếm thị trường ổn định cho các sản phẩm thuận tự nhiên

Không chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn người dân sản xuất sản phẩm, CRxN nỗ lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của dự án. Gạo lúa nổi, sản phẩm chính trong sáng kiến của CRxN Mekong, vốn biến mất vào những năm 1970, đã được sản xuất lại ở tỉnh Long An từ bốn năm trước. WWF-Việt Nam đã mời các chuyên gia từ Cần Thơ đến xã Vĩnh Đại để hướng dẫn nông dân cách chọn giống, kỹ thuật canh tác và thu hoạch, cũng như giải thích những lợi ích môi trường to lớn của giống lúa này. Tuy nhiên, việc canh tác lúa nổi bền vững vẫn còn gặp nhiều thách thức.

Ruộng mới trồng (trái) và lúa chuẩn bị thu hoạch (phải).

Ông Nguyễn Văn Nghỉ, một người dân Vĩnh Đại đã trồng 3,5 ha lúa nổi trong bốn năm qua, cho biết: “Trồng lúa nổi thì dễ nhưng tìm kiếm đầu ra lại rất khó.” Ông cho biết cơm gạo lúa nổi an toàn và có lợi cho sức khỏe hơn so với gạo thông thường vì không dùng đến phân bón, thuốc trừ sâu trong quá trình canh tác. Tuy nhiên, kết cấu hạt gạo cứng và thời gian nấu lâu có thể trở thành điểm trừ với người tiêu dùng. Vì vậy, ông hy vọng sự hỗ trợ từ các bên có thể đem gạo lúa nổi đến với nhiều thị trường nước ngoài, đồng thời phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng từ gạo lúa nổi.

Thu hoạch lúa nổi (ảnh bởi WWF-Việt Nam).

Ngày 03/01, hợp tác xã Dịch vụ Lúa mùa nổi, xã Vĩnh Đại đã tổ chức lễ ký kết với công ty Khải Nam và X-Shipper - hai công ty xuất khẩu gạo của Việt Nam. Theo đó, công ty Khải Nam sẽ thu mua lúa tươi và hỗ trợ khâu hậu cần vận chuyển lúa đến nhà máy, công ty Xshipper sẽ phát triển sản phẩm giá trị gia tăng từ gạo lúa nổi và phân phối tới các thị trường ở châu u. Bên cạnh đó, cả hai công ty đồng thời nhấn mạnh rằng người dân cần canh tác lúa nổi an toàn để đáp ứng các tiêu chuẩn cao của thị trường nước ngoài. Bằng cách đạt được những tiêu chuẩn này và phát triển các sản phẩm như bún và phở làm từ gạo lúa nổi, các doanh nghiệp hy vọng sẽ mở rộng phân phối và tiếp thị sang thị trường Mỹ cũng như Nhật Bản.

Vì yếu tố kinh tế là động lực thúc đẩy quyết định tiếp tục canh tác lúa nổi của người dân địa phương, thực hiện mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm giá trị gia tăng từ gạo lúa nổi là việc làm hết sức cần thiết. Ông Nguyễn Ngọc Điền - Chủ tịch hội đồng quản trị hợp tác xã địa phương - giải thích rằng, trong một thị trường nhiều biến động như hiện nay, người dân sẽ chỉ trồng lúa nổi nếu họ thấy đây là quyết định có lợi về mặt tài chính. Tầm quan trọng của cây lúa đối với sinh kế khiến nông dân còn ngần ngại với các ý tưởng, mô hình và phương pháp thực hành mới. Ông Điền lưu ý nông dân coi lúa nổi giống như một sự đánh cược, họ sẽ chỉ cân nhắc mô hình này và các giải pháp dựa vào thiên nhiên nếu họ tin tưởng sẽ nhận được sự hỗ trợ cần thiết trong tương lai.

Ông Điền nhấn mạnh, ngoài liên quan tới sinh kế của người nông dân, việc quyết định đi theo giải pháp trồng lúa nào còn ảnh hưởng tới toàn bộ cộng đồng liên quan tới lúa gạo bởi tính liên kết giữa những chuỗi thị trường. Lợi nhuận từ thu hoạch lúa gạo được phân phối tiếp thông qua việc mua bán hàng hóa tại thị trường địa phương cũng như các kế hoạch xây dựng và phát triển. Nếu vụ lúa thất bát do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu hoặc do áp dụng kỹ thuật canh tác mới hoặc sản phẩm mới không đạt kết quả, thì không chỉ có bản thân người nông dân mà cả cộng đồng địa phương thông qua các chuỗi liên kết cũng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề.

“Chia ngọt sẻ bùi” với môi trường

Tương lai của xã Vĩnh Đại còn gắn liền với hệ sinh thái đất ngập nước. Được thành lập vào năm 2004, Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen rộng 5.000 ha giáp xã đã được công nhận là khu Ramsar thứ bảy của Việt Nam vào năm 2015 với sự hỗ trợ của WWF-Việt Nam. Nơi đây là khu vực cư trú quan trọng cho các loài chim di cư cũng như động vật có vú, cá, bò sát và các loài thực vật địa phương. Ngoài chức năng bảo tồn hệ sinh thái độc đáo và tạo môi trường thực hiện các nghiên cứu quan trọng, Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen còn là điểm du lịch sinh thái cho những người thích quan sát chim và yêu thiên nhiên.

Đáng buồn thay, các vùng đất ngập nước đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nạn săn trộm trái phép, cháy rừng, và suy thoái môi trường nói chung do rác thải, hóa chất và ô nhiễm . Ông Nguyễn Công Toại, Phó giám đốc Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen khẳng định: “Cộng đồng địa phương chính là người bảo vệ các vùng đất ngập nước."

Để nâng cao ý thức bảo vệ các vùng đất ngập nước trong cộng đồng, trước hết, người dân cần thấy được tầm quan trọng của các vùng đất ngập nước. Khu bảo tồn đã phối hợp cùng WWF-Việt Nam tổ chức các lớp tập huấn cho người dân địa phương ở các xã vùng đệm về giá trị nội tại của khu vực đất ngập nước và ảnh hưởng của khu vực đến cuộc sống của họ, bao gồm cả tiềm năng du lịch sinh thái và các tác động của khu vực đất ngập nước đối với quần thể cá tự nhiên. Các khóa học cũng cung cấp thông tin về xử lý rác thải an toàn và thực hành canh tác nông nghiệp bền vững. Bên cạnh đó, người dân còn được đào tạo phòng chống cháy rừng, cũng như phát hiện và báo cáo nạn săn trộm trái phép. Khu bảo tồn đặc biệt coi trọng và nỗ lực phát huy vai trò của giới trẻ trong công cuộc bảo tồn thông qua nhiều cách khác nhau: tiếp cận với sinh viên, tài trợ cho các chuyến thăm quan học tập, cung cấp sách, xe đạp và bảo hiểm. Chặng đường phía trước còn dài, nhưng ông Toại lạc quan về tác động của dự án CRxN Mekong đến vùng đất ngập nước: “Người dân địa phương giờ đây đã hiểu hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ vùng đất ngập nước.”

Đồng bằng sông Cửu Long là một hệ sinh thái phức tạp với mạng lưới sông ngòi chằng chịt, phân nhánh và đan xen. Cách thích ứng linh hoạt theo sát thực tiễn và dựa trên mong muốn của người dân được đánh giá là phù hợp nhất, với điển hình là các giải pháp dựa vào thiên nhiên từ dự án CRxN Mekong của WWF-Việt Nam. CRxN Mekong mang theo hy vọng của cộng đồng lẫn của những người thực hiện dự án: gìn giữ bản sắc nồng hậu, phóng khoáng của người dân địa phương và xây dựng cuộc sống nơi con người và thiên nhiên gắn kết hài hòa.

 

Climate Resilient by Nature (CRxN) là một sáng kiến của Chính phủ Úc, hợp tác với WWF-Úc, nhằm thúc đẩy một cách công bằng và toàn diện các giải pháp dựa vào thiên nhiên để ứng phó với biến đổi khí hậu tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Dự án tại Việt Nam được tài trợ bởi Chương trình Đối tác Mekong Australia – Nước, Năng lượng và Khí hậu.

Bài viết liên quan

in Môi Trường

Cơm gạo lúa nổi, khô cá đồng, giỏ lục bình đan tay: Bình dị, đơn sơ nhưng đặc biệt quan trọng với hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long

Có lẽ với nhiều người, hai từ “mùa lũ” sẽ gợi lên những hình ảnh về tàn phá và thiệt hại. Nhưng với Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), “mùa lũ” còn có nghĩa là nguồn sống.

in Ăn & Uống

Có gì đằng sau buffet hải sản với mức giá hấp dẫn của Khách sạn Mai House Sài Gòn?

Nếu bạn lướt mạng xã hội trong vài tuần qua, thật khó để không bắt gặp món gỏi gà măng cụt đang nổi đình đám. Thông thường, những món ăn “bắt trend” như thế này sẽ không được tìm thấy tại các buổi buf...

in Giáo Dục

Trường Quốc tế Anh BIS HCMC: Đầu tư cho giáo dục từ sớm giúp khơi dậy tiềm năng của trẻ nhỏ

Giáo dục là một hành trình bắt đầu từ sớm và theo chân mỗi người trong suốt cuộc đời.

in Giáo Dục

Ươm mầm giáo dục từ khi trẻ còn nhỏ: Trường North London Collegiate School trang bị cho học sinh tiểu học bước vào Chương trình Tú tài Quốc tế

Chương trình Tú tài Quốc tế (IBDP) trang bị cho học sinh từ 16 đến 19 tuổi trên hành trình bước vào các trường đại học hàng đầu thế giới và xây dựng tương lai thành công, hạnh phúc.

in Môi Trường

'Thả cá, đừng thả nhựa!': Tổ chức môi trường kêu gọi giải cứu bao nilon trong lễ cúng Ông Công Ông Táo

Keep Hanoi Clean, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động vì môi trường, hiện đang triển khai chương trình lớn nhất năm của mình: dọn rác ngày lễ Ông Công Ông Táo.

in Giáo Dục

AISA Games đến Sài Gòn

Tháng 11 năm nay, trường Quốc tế Úc Sài Gòn (AIS Saigon) sẽ đón chào học sinh từ các trường Quốc tế Úc khác ở Châu Á và Trung Đông để tham dự đại hội thể thao AISA Games 2023.

Đồng Sáng Tạo

in Dịch Vụ

Startup SODÅ và mục tiêu thiết lập chuẩn mực mới trong ngành quản lý khách sạn

Năm 2014, Alvaro Moreno chỉ mới là một tân binh trong lĩnh vực hospitality (quản lý khách sạn).

in Resort

Mùa hè vui bất tận tại Quận VUI: Âm nhạc, thể thao, nghệ thuật và vô vàn hoạt động đón chờ bạn

Được thiên nhiên ưu đãi với nắng ấm, bờ biển xanh mát trải dài và không khí thư thái quanh năm, vùng nhiệt đới Nam Trung Bộ - Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho những chuyến nghỉ dưỡng, đặc biệt là trư...

in Ăn & Uống

Màn trở lại nâng tầm trải nghiệm từ Shri Lifestyle Dining

Khi hoàng hôn buông xuống, những tia nắng chiều chiếu qua ly cocktail óng ánh nhiều màu sắc, và xa hơn, những mảng sáng tối đan xen huyền ảo trên bức tường đất nung thô mộc.

in Dịch Vụ

Wings Academy: Xây dựng lòng hiếu khách - sự kết nối cảm xúc giữa người với người

Hiện nay, hầu hết mọi ngành đang phải đối mặt với những thay đổi lớn bởi sự lên ngôi của trí tuệ nhân tạo và các công nghệ hiện đại, đặc biệt là những ngành ngân hàng, F&B, dịch vụ khách sạn và bán lẻ...

in Giáo Dục

Ươm mầm giáo dục từ khi trẻ còn nhỏ: Trường North London Collegiate School trang bị cho học sinh tiểu học bước vào Chương trình Tú tài Quốc tế

Chương trình Tú tài Quốc tế (IBDP) trang bị cho học sinh từ 16 đến 19 tuổi trên hành trình bước vào các trường đại học hàng đầu thế giới và xây dựng tương lai thành công, hạnh phúc.

in Thương Mại

Tầm quan trọng của Service Learning trong nền giáo dục toàn diện tại AIS

“Chúng tôi mong rằng các em học sinh sẽ trưởng thành và trở thành những nhà lãnh đạo tài ba, có đạo đức và định hướng tương lai rõ ràng.