Sài·gòn·eer

Back Di Sản » Dinh Độc Lập khi còn là một công trình tráng lệ theo phong cách Tân Baroque

Dinh Độc Lập khi còn là một công trình tráng lệ theo phong cách Tân Baroque

Có lẽ không nhiều người biết rằng Dinh Độc Lập  đã từng là một dinh thự nguy nga tráng lệ mang phong cách kiến trúc Tân Baroque với lối trang trí nội thất xa hoa đậm chất Tây phương.

Là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng của thành phố Hồ Chí Minh, Dinh Độc Lập nằm nép mình giữa ốc đảo xanh tươi ở Quận 1, thầm lặng lưu giữ những dấu ấn lịch sử không thể nào quên. Trước khi trở thành biểu tượng của chiến thắng, hòa bình và thống nhất, công trình này có cấu trúc ban đầu hoàn toàn khác và được xây dựng để đáp ứng khiếu thẩm mỹ cầu kỳ, khoa trương của chính quyền thực dân.

Diện mạo đồ sộ và hoa lệ ấy giờ đây chỉ còn được lưu lại trong tranh ảnh cũ, trong đó có bộ ảnh Saigoneer giới thiệu dưới đây được chụp trong thập niên 1920. Vào thời điểm đó, công trình có tên gọi dinh Norodom. Từ những chiếc cột chạm trổ cầu kỳ đến tấm thảm với hoa văn trang nhã và bộ đèn chùm sang trọng, từng chi tiết đều thể hiện phong cách thiết kế mang ảnh hưởng từ kiến trúc Tân Baroque của vị kiến trúc sư ban đầu.

Hình ảnh cấu trúc cũ của Dinh Độc Lập trên báo Le Monde của Pháp số ra ngày 23 tháng 2 năm 1884.

Sau khi chiếm xong Lục tỉnh Nam Kỳ, thực dân Pháp muốn xây dựng một trụ sở cố định cho chính quyền đô hộ. Vì vậy, vào ngày 23 tháng 2 năm 1868, Thống đốc Nam Kỳ Pierre-Paul de la Grandiere đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng dinh thống đốc (Palais du Gouvernement-General/ Palais du Gouverneur) ở Sài Gòn

Trọng trách thiết kế dinh thống đốc được trao cho Georges l’Hermitte, một kiến trúc sư được đào tạo theo phong cách Beaux-arts. Sau khi hoàn thành, dinh thống đốc được đặt tên là dinh Norodom theo tên nhà vua nước Campuchia thời đó, và là nơi ở của nhiều đời Thống đốc Nam Kỳ bắt đầu từ Thống đốc Dupre. Về sau, nơi đây thuộc về các Toàn quyền Đông Dương nên lại được gọi là Dinh toàn quyền (Palais du Gouverneur général). Khi Phủ Toàn quyền Đông Dương ở Hà Nội được xây dựng xong thì các Toàn quyền chuyển ra Hà Nội sinh sống và làm việc, chỉ thỉnh thoảng ở tại dinh khi vào Sài Gòn.

Mặt tiền của dinh. 

Năm 1905, Toàn quyền Paul Doumer viết trong nhật ký của mình rằng: “Khi chúng tôi đến đó vào năm 1897, dinh thự trông giống như bị bỏ hoang vì đã không được sử dụng suốt 10 năm. Điều này là do vị Toàn quyền luôn ở Bắc Kỳ để làm việc, không còn sống ở Nam Kỳ nữa, chỉ trừ một số dịp cần phải vào đó vài ngày.”

Toàn cảnh dinh Norodom nhìn từ trên cao, xung quanh là những khoảng đất rộng rãi.

Tua nhanh tới năm 1962, một trận đánh bom sử dụng hai máy bay AD6 nhắm vào dinh Norodom đã khiến công trình bị hư hại nặng nề. Do không thể khôi phục lại nguyên trạng, cấu trúc cũ đã bị san bằng để xây một dinh thự mới theo thiết kế mà chúng ta nhìn thấy ngày nay.

Với sự giàu có của đế quốc thực dân lúc bấy giờ, không có gì ngạc nhiên khi dinh Norodom thể hiện sự xa hoa tột bậc trong từng chi tiết thiết kế. Hãy cùng Saigoneer tham quan không gian sang trọng bên trong dinh qua loạt ảnh dưới đây:

Đại sảnh phía sau cửa chính.

Phòng ngủ dành cho khách.

Phòng ăn có vẻ quá rộng so với bộ bàn ghế.

Một phòng ngủ khác trong dinh.

Phòng tiếp tân.

Hành lang rộng thoáng.

Mô hình chiếc thuyền đươc phủ sơn mài đặt trên cầu thang chính.

Vọng lâu trong khuôn viên dinh.

Phòng khách rộng nhất trong dinh.

Phòng tiếp tân từ góc chụp khác.

Phòng khách nhỏ hơn. 

Khu vực tiếp khách ở sảnh.

Văn phòng làm việc chính của dinh.

[Ảnh: Người dùng Flickr manhhai]

Bài viết liên quan

in Di Sản

Từ đầm lầy lên biểu tượng: Lược sử Chợ Bến Thành qua các thời kì

Từ những thảo luận đầu tiên vào năm 1868 về một khu chợ mới, mãi đến năm 1914, chợ Bến Thành mới được hoàn thiện. Sự ra đời của chợ Bến Thành tựa như một giấc mơ trở thành sự thật, giấc mơ của gần năm...

in Di Sản

Câu chuyện lịch sử đằng sau 'Nhà Thờ Hồng' của Tân Định

Ở Sài Gòn, có lẽ ai cũng đã từng nghe danh Nhà thờ Tân Định với màu hồng vô cùng đặc trưng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đằng sau vẻ ngoài ấn tượng, công trình là còn là một trong những thánh đường Công...

in Di Sản

Cầu Long Biên: Từ biểu tượng sức mạnh đế quốc đến chứng nhân lịch sử thủ đô

Trải qua vòng đời hơn trăm năm, không ít dấu tích của thời gian đã phủ đầy cầu Long Biên. Nhưng chiếc cầu sắt qua sông Hồng vẫn giữ một vị trí quan trọng trong kho tàng di sản Hà Nội. Hãy cùng Ti...

in Di Sản

Dấu ấn lịch sử Việt-Hàn qua ngôi đình tại Công viên Hòa Bình

Ngôi đình màu xanh ở Công viên Hòa Bình, Quận 5, từ lâu đã là một dấu mốc quen thuộc với người dân ở khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn. 

in In Plain Sight

Giữa lòng Hà Nội, Trung tâm Giao lưu Văn hóa ngày ngày kể chuyện đời Phố cổ

Nằm an nhiên trong lòng Phố cổ, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Hà Nội mang trong mình một kho tàng kiến thức, điển tích xưa về kiến trúc và lịch sử thủ đô.

in Di Sản

Hồ Con Rùa, minh chứng sống động của lịch sử đa tầng Sài Gòn

Khu vực Công trường Quốc tế-Hồ Con Rùa đã trải qua nhiều thay đổi về thiết kế và công năng xuyên suốt dòng lịch sử của vùng đất Sài Gòn. Từ một cổng thành của công trình phòng thủ quân sự thời Ng...

Đồng Sáng Tạo

in Thương Mại

Villa Song: Đối diện những thách thức của ngành du lịch Việt Nam với những khóa học nâng cao

Lĩnh vực Du lịch-Khách sạn tại Việt Nam đang đối diện với những khủng hoảng lớn.

in Resort

L’Alya Ninh Vân Bay - Lời mời gọi khám phá một Nha Trang thật khác biệt

Bạn biết không, rời xa trung tâm thành phố Nha Trang náo nhiệt và ồn ào một chút thôi là những bãi biển thanh bình đang chờ được khám phá?

in Giáo Dục

Làm chủ nghệ thuật cân bằng cuộc sống: Tích hợp chiến lược để làm tốt những vai trò khác nhau

Giai đoạn tháng 6/2021, anh Hòa Nguyễn - Giám đốc điều hành của MomentumHospitality - công ty mẹ của các đơn vị như The Brix Saigon, Tinto, Clay Saigon, nhận thấy một thực trạng trong lĩnh vực managem...

in Thương Mại

Chăn nuôi hữu cơ ở Châu Âu: Tôn trọng động vật

Khi nhắc đến thực phẩm hữu cơ, người ta thường nghĩ đến những cụm từ như “sạch”, “tốt cho sức khỏe”, hay thậm chí là “đắt tiền”. Nhưng thực sự thì “hữu cơ” là như thế nào? Ở Việt Nam nói riêng và thế ...

in Giáo Dục

Cảm nhận cộng đồng khăng khít tại ngày hội thông tin trường Quốc tế Châu Âu

Trường Quốc tế Châu Âu (EIS) gọi khuôn viên của mình là một ngôi làng giáo dục; ngôi trường được hình thành từ những ngôi nhà riêng. Cô Jo Roberts, phó hiệu trưởng của trường, giải thích với Saigoneer...

in Giáo Dục

Tinh thần Úc ở Ngày hội Thông tin AIS

“Cách tốt nhất để cảm nhận tinh thần Úc là đến và tham quan một vòng khuôn viên trường,” Angus Malcolm, học sinh lớp 12 trường Quốc tế Úc (AIS) chia sẻ. “Bạn sẽ thấy sự tốt bụng, lòng trắc ẩn và sự sẵ...