Sài·gòn·eer

BackXê Dịch » Ao Ta » Ghé thăm Thánh thất Đa Phước ở Đà Lạt để hiểu hơn về giáo lý đạo Cao Đài

Tọa lạc trên một ngọn đồi yên tĩnh của thành phố Đà Lạt là Thánh thất Cao Đài Đa Phước, một công trình tôn giáo nổi bật với kiến trúc đặc sắc và vẻ đẹp bí ẩn. 

Đọc phiên bản gốc tiếng Anh của bài viết tại đây.

Du khách từ Sài Gòn đi thăm địa đạo Củ Chi thường ghé qua Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh ở gần đó. Đà Lạt cũng có một Thánh thất Cao Đài lớn, tuy nhiên địa điểm này lại ít khi xuất hiện trong hành trình khám phá phố núi mờ sương. Có lẽ là du khách còn đang mải chụp ảnh selfie trước bức tường màu vàng nổi tiếng, hay đi đến địa bàn của “quỷ núi” nhưng không dám nhìn tượng quỷ, hoặc bận thưởng thức những phần bánh mì xíu mại ngon nức tiếng. Tuy nhiên sự tò mò đã thôi thúc Urbanist rời khỏi thị trấn, bỏ qua các điểm du lịch quen thuộc để bắt đầu một hành trình dài chừng 10 ki-lô-mét đến với Thánh thất Đa Phước.

Đạo Cao Đài là một tôn giáo "trẻ” do ông Ngô Văn Chiêu sáng lập vào những năm 1920. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, ông Chiêu sau này trở thành một viên chức trong chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. Ngoài những đạo lý Nho giáo được răn dạy từ thuở nhỏ, ông cũng thích tìm hiểu những tôn giáo khác. Năm 1920, khi sinh sống và làm việc tại Phú Quốc, ông khẳng định rằng mình đã nhiều lần được Đấng Tối Cao truyền dạy chân lý. Ba năm sau, ông trở về Sài Gòn với niềm tin rằng cần phải có một tôn giáo hợp nhất tất cả các tôn giáo khác như lời chỉ dạy của Đấng Tối Cao, vì thế ông bắt đầu chiêu mộ tín đồ, trong đó có nhiều người Việt đang làm việc trong chính quyền thực dân.

Năm 1926, ông Chiêu và 28 tín đồ, trong đó có ông Lê Văn Trung — người đã từng thị kiến Thượng đế giống như ông Chiêu, đã thống nhất ký tên vào Tờ khai đạo để có tư cách chính thức với chính quyền thực dân. Ông Ngô Văn Chiêu sau đó quyết định tách ra khỏi hoạt động phổ độ, trở về với nếp sống ẩn tu cố hữu và để ông Lê Văn Trung trở thành giáo tông đầu tiên. Mô hình tổ chức của đạo Cao Đài khá giống với Công giáo.

Từ đó, đạo Cao Đài dần phổ biến khắp miền Nam và miền Trung Việt Nam. Khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, số lượng tín đồ đã lên đến một triệu người. Trong các cuộc đấu tranh sau đó, các tín đồ đạo Cao Đài tích cực tham gia vào các hoạt động quân sự và chính trị góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc nhưng đã bị Mỹ và các đồng minh đàn áp. Mãi đến năm 2007, đạo Cao Đài mới được công nhận hợp pháp và được tự do sinh hoạt. Ngày nay, theo ước tính có khoảng từ bốn đến sáu triệu người theo đạo Cao Đài.

Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của đạo Cao Đài, các nhà quan sát phương Tây đã liên tục hoài nghi hoặc bác bỏ hoàn toàn tôn giáo này. Quan điểm này vẫn tồn tại cho đến ngày nay, điển hình là trong một cuốn tạp chí trên máy bay của hãng Qantas xuất bản năm 1999, người ta đã mô tả đạo Cao Đài là một “cuồng giáo” và chê bai không gian bên trong của một thánh thất vì nó có "màu hồng phớt kết hợp không ăn nhập gì với màu xanh ngọc." Thật không ngờ người ta có thể dùng ngôn ngữ như vậy để mô tả các công trình tôn giáo!

Không giống như các tôn giáo cổ xưa, đạo Cao Đài mới được thành lập gần đây nên những người ngoại đạo thường xem những tín đồ Cao Đài là người kỳ dị. Tôn giáo mới này dung hợp các yếu tố của Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo đồng thời tôn thờ triết lý của Thông linh giáo, Bà la môn giáo, Hồi giáo và Cơ đốc giáo. Các tín đồ Cao Đài tin rằng Thượng đế là Đấng sáng lập ra vũ trụ và hình thành nên các tôn giáo thông qua việc truyền dạy giáo lý đến các giáo đồ và các nhà tiên tri. Các giáo lý cơ bản được truyền dạy nói rằng các tín đồ phải có “trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội của họ (đại gia đình), sau đó đối với nhân loại (gia đình chung); “từ bỏ danh vọng, của cải và xa hoa”; “tôn thờ Thượng đế, tôn kính các Linh hồn bề trên và thờ cúng tổ tiên”; tin vào “sự tồn tại của thần linh và linh hồn, sự tồn tại vô hình của chúng bên cạnh cơ thể hữu hình, và sự tiến hóa của chúng qua những lần tái sinh luân hồi dựa theo Luật Nhân Quả."

Những lời dạy này cũng giống với giáo lý của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. Tuy nhiên, đạo Cao Đài đôi khi bị xem là kỳ quái, đặc biệt là ở phương Tây, một phần là do đạo tôn thờ các vị thánh như Shakespeare, Victor Hugo, Jesus, Muhammad, Moses, Gioanna xứ Arc, Louis Pasteur, Tôn Dật Tiên (Tôn Trung Sơn), Lenin, và nhà thơ, nhà tiên tri Trạng Trình (Nguyễn Bỉnh Khiêm). Mặc dù có chung tư tưởng cốt lõi với hầu hết các tôn giáo khác về công lý và tình yêu thương bất vị kỷ, nhưng việc thờ phụng những nhân vật hiện đại mới mẻ này cũng như những sự kiện lịch sử và chính trị có liên quan đã khiến một số người thấy tôn giáo này kỳ dị hơn những tôn giáo khác.

Những người hoài nghi về đạo Cao Đài thường nhạo báng kiến trúc và thẩm mỹ của các thánh thất. Trong Báo cáo về Đông Dương năm 1953, nhà văn người Anh Bernard Newman đã viết về Tòa thánh Cao Đài ở Tây Ninh: "Các nhà thiết kế lễ hội ở Anh sẽ rất thích nơi này, và Walt Disney cũng vậy." Tiểu thuyết gia người Anh Graham Greene cũng đồng tình với quan điểm trên trong tác phẩm Người Mỹ trầm lặng. Ông gọi đây là “khi người phương Đông theo đuổi phong cách của Walt Disney: rồng và rắn của họ được sơn lên những sắc màu sặc sỡ.” Những quan niệm như vậy vẫn tiếp tục trong thời kỳ Đổi Mới khi việc giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây phát triển hơn. Một bài báo năm xuất bản năm 1993 trên tạp chí National Geographic nói rằng: "Ngôi đền mang màu sắc của những bộ phim Disney, các hình ảnh đều vay mượn từ các tôn giáo khác nhau trên thế giới: tượng Chúa với trái tim rỉ máu, bộ râu dài của các môn đồ Nho giáo, tượng Phật mũm mĩm mỉm cười, và những cây cột lớn với rồng quấn quanh, tất cả các chi tiết này sẽ đánh lừa du khách rằng họ đã tình cờ đặt chân đến một bảo tàng tượng sáp về tôn giáo."

Tất nhiên, việc sử dụng màu sắc ấn tượng, những bức tượng lớn, đồ trang trí hoa mỹ và quy mô đồ sộ là điều thường thấy ở các công trình kiến trúc tôn giáo. Đây cũng là đặc điểm của một số nhà thờ Công giáo, nhà thờ Hồi giáo, giáo đường Do Thái và chùa chiền nổi tiếng trên khắp thế giới. Tuy nhiên, cộng đồng các tín đồ Cao Đài không được hưởng lợi từ nguồn lực kinh tế to lớn như các tôn giáo khác nên họ buộc phải dùng vật liệu tiết kiệm hơn để xây dựng nên các tòa thánh của mình, điều này dẫn đến việc họ bị chê bai một cách bất công.

Với tổng diện tích 1.627 mét vuông, thánh thất Đa Phước Đà Lạt là một trong những công trình lớn nhất trong tổng số 1.300 tòa thánh Cao Đài trên cả nước. Đền thờ đầu tiên được xây dựng vào năm 1938 đã giúp truyền bá tôn giáo này trong khu vực để phát triển đến quy mô 80.000 tín đồ như hiện nay. Công trình hiện tại được bắt đầu xây dựng vào năm 2005 và hoàn thành vào năm 2010 với chi phí lên tới 7 tỷ đồng (303.429 USD). Kiến trúc nơi đây mô phỏng theo Tòa thánh Tây Ninh.

Thánh thất Đa Phước nằm trên đỉnh đồi nên càng tới gần thì công trình này càng hiện ra đầy ấn tượng. Ngay phía trước khu vực lối vào là bốn cột Long Hoa lớn tượng trưng cho các giai đoạn chuyển kiếp tiến hóa của nhân loại. Bên trong, một bức vẽ có tên là Cân Công Bình, mô tả một bàn tay đang cầm cán cân đặt trên quả địa cầu tượng trưng cho công lý. Các bức tường và cột nhà có màu sắc tươi sáng mà người ngoài nhận xét là giống với phim hoạt hình trên thực tế lại có ý nghĩa quan trọng: màu vàng tượng trưng cho Phật giáo, màu xanh lam cho Đạo giáo và màu đỏ cho Nho giáo. Ngôi đền còn có một bức tranh lớn vẽ biểu tượng Thiên Nhãn — hình ảnh quan trọng nhất trong đạo Cao Đài, tượng trưng cho Thượng đế. Nó nhắc nhở những người theo đạo rằng Thượng đế đang trông chừng toàn bộ thế giới và về phần mình, họ phải luôn tự giác tuân theo những gì giáo lý răn dạy.

Gần như mọi yếu tố về cấu trúc và thiết kế trong ngôi đền đều có ý nghĩa ẩn sâu bên trong. Từ những con rồng quấn quanh các trụ đến số bậc thang dẫn đến các tầng khác nhau hay đến tổng thể của tòa nhà đều liên quan đến các yếu tố của các tôn giáo khác mà đạo Cao Đài đã dùng để xây dựng nền tảng giáo lý của mình. Du khách không cần phải hiểu tất cả những điều đó để trân trọng chuyến tham quan, chỉ cần hiểu rằng đây không phải là một công trình không có tính thẩm mỹ, mà đúng hơn là đặc trưng thẩm mỹ của thánh thất phản ánh những niềm tin cốt lõi của đạo Cao Đài.

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu rất hay về lịch sử, giáo lý, kiến trúc mang tính biểu tượng và cả sự phát triển hiện tại của đạo Cao Đài. Mặc dù tìm hiểu về đạo Cao Đài trước khi đến thăm một thánh thất ở Đà Lạt, Tây Ninh hay những nơi khác sẽ làm cho trải nghiệm của du khách sâu sắc hơn nhưng điều này cũng không thực sự cần thiết, miễn là mọi người đến đây với lòng thành kính. Khuôn viên yên tĩnh, rộng rãi với kiến trúc nổi bật tạo nên một không gian yên bình để du khách có thể tản bộ xung quanh, tận hưởng sự tĩnh lặng và chiêm ngưỡng cảnh quan tuyệt đẹp của cao nguyên lộng gió.

Thánh thất Đa Phước Tự Phước | Tự Phước, Phường 11, Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng.

In bài này

Bài viết liên quan

Michael Tatarski

in Ao Ta

Bước vào vương quốc nấm muôn màu ở Đà Lạt

Có thể nói loài nấm là một trong những sáng tạo kỳ lạ nhất của tự nhiên.

in Ao Ta

[Ảnh] Linh Quy Pháp Ấn: Thiền tịnh giữa mây trời

Nằm ẩn mình giữa núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ, ngôi chùa Linh Quy Pháp Ấn đang thu hút rất nhiều du khách từ khắp cả nước đến tham quan sau khi xuất hiện trong một video âm nhạc của một nghệ sĩ nổi tiế...

in Ao Ta

Có một mùa hoa mai anh đào rực rỡ đến thế ở Lạc Dương

Tỉnh Lâm Đồng là nơi có hoa mai anh đào nở đẹp nhất cả nước, với một mùa hoa đong đầy sắc xuân bắt đầu vào cuối tháng Một và kéo dài đến vài tuần.

Khôi Phạm

in Uống

Hẻm Gems: Đến Ngàn Cafe để sà vào cái ôm êm ái của đồi núi Đà Lạt

Khi đang dạo bước xuống Đồi Robin giữa rừng thông ngút ngàn, bao quanh là lững thững mây mờ, ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi đập vào tầm mắt là đám cây phong giả cam sặc sỡ. Vườn cây giả này, tuy nhiên...

in Ăn

Phải lòng ẩm thực Ý giữa phố núi Đà Lạt

Khi mùa mưa của Đà Lạt đang dần kết thúc, tiết trời se lạnh cùng ánh nắng ấm áp lại đón chào đón dòng khách du lịch khắp nơi đổ về.

Michael Tatarski

in Môi Trường

Rợn tóc gáy với bộ sưu tập xác thú hiếm tại Bảo tàng Sinh học Đà Lạt

Chuyến đi đến Bảo tàng Sinh học Đà Lạt đã để lại trong tôi nhiều câu hỏi không có lời giải đáp và những cảm xúc thật khó nguôi ngoai.

Đồng Sáng Tạo

in Giáo Dục

Các trường quốc tế tập trung hơn vào sức khỏe tinh thần của học sinh

Nếu học sinh không được chăm sóc về tinh thần và cảm xúc, các em sẽ khó phát huy hết tiềm năng trong cả việc học ở trường lẫn giao tiếp ngoài xã hội.

in Ăn & Uống

Saigon Café quốc tế hóa trải nghiệm buffet cho thực khách

Là một trong những nơi phục vụ buffet hải sản đẳng cấp nhất thành phố, nhà hàng Saigon Café tại Sheraton Saigon Hotel & Towers đang hướng đến mục tiêu nâng tầm danh tiếng của mình bằng cách mở rộng th...

in Resort

Vì sao Phú Quốc là điểm đến hàng đầu cho gia đình vào mùa Tết 2022

Không khó hiểu vì sao Phú Quốc, thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam, là điểm đến yêu thích hàng đầu trong nước vào bất kể thời điểm nào trong năm: những triền biển hoang sơ ngập nắng, hải sản tươi sốn...

in Ăn & Uống

Thiết kế ‘nhìn yêu ngay’ của tặng phẩm đầu năm A Night On Earth: Khi một nét vẽ dụng công hơn ngàn lời chúc tụng

Gây ấn tượng thị giác mạnh mẽ với hai gam màu tương phản, thiết kế hộp quà A Night On Earth là sáng tạo của nhà minh họa-thiết kế Erica Dorn cho phiên bản whisky giới hạn vừa ra mắt dịp năm mới. Không...

in Resort

Đón một mùa Tết cổ truyền đầy mới mẻ tại Four Seasons The Nam Hai

Nói đến Tết là nói tới những phong tục cổ truyền đặc sắc. Phong vị xuân khó có thể trọn vẹn nếu bỏ qua cách “ăn Tết,” “lễ Tết,” và “chơi Tết” truyền thống, được hình thành và lưu giữ cả ngàn đời nay. ...

in Dịch Vụ

Với Homebase, mọi ước mơ sở hữu nhà chung cư, nhà đất hay đất nền đều nằm trong tầm tay

Ở Việt Nam, nhà đất luôn là một trong những lựa chọn đầu tư được quan tâm nhất, nhưng cũng là lựa chọn phức tạp và dễ gặp trở ngại nhất. Nhưng giờ đây, người mua nhà có thể giảm thiểu nhiều rủi ro và ...