Sài·gòn·eer

Back Di Sản » Khám phá biểu tượng của các thành phố lớn của Việt Nam dưới thời Pháp thuộc

Khám phá biểu tượng của các thành phố lớn của Việt Nam dưới thời Pháp thuộc

Bạn có biết rằng một số thành phố ở Việt Nam đã từng có thị huy riêng không?

Có nguồn gốc từ châu Âu thế kỷ 12, thị huy là biểu tượng đại diện cho một dòng tộc, quốc gia, tổ chức, trường học hoặc doanh nghiệp. Trong quá trình xâm lược, thực dân Pháp đã mang hình thức này đến các thuộc địa của mình, và từ đó, nhiều thiết kế thị huy dành riêng cho các thành phố ở Việt Nam đã ra đời.

Thị huy của Sài Gòn mang phong cách Trung cổ, mang hình ảnh loài hổ Đông Dương dũng mãnh cũng như các loài thực vật đặc hữu của lãnh thổ. Biểu tượng con tàu lớn ở trung tâm tôn vinh ngành đóng tàu của thành phố, còn ngôi sao Mai ở góc phải là tượng trưng cho miền Viễn Đông — tức khu vực Đông Á lúc bấy giờ. Pháo đài ở trên cùng tượng trưng cho hệ thống hành chính tại Pháp, với 5 tòa tháp tượng trưng cho cấp bậc hành chính cao nhất. Châm ngôn của thành phố “Paulatim Crescam” mang ý nghĩa “Tôi sẽ phát triển từng chút một” — chắc chắn không còn đúng với ngày nay.

Huy hiệu của Hà Nội kết hợp các yếu tố huyền sử, cụ thể là truyền thuyết Hồ Hoàn Kiếm qua thanh gươm ở trung tâm, hình ảnh con rồng gợi nhớ đến tên gọi cũ của thủ đô là Thăng Long. Yếu tố thẩm mỹ châu Âu được thể hiện qua cành ô liu tượng trưng cho hòa bình và cành sồi tượng trưng cho trí tuệ. Sol invictus — hào quang mặt trời với tia nắng lượn sóng là biểu tượng phổ biến trong văn hóa Pháp để đại diện cho thần mặt trời từ thần thoại La Mã, về sau được sử dụng cho Tượng Nữ Thần Tự Do. Khẩu hiệu “Dislecta Fortitudine Prospera” ở dưới có nghĩa là “Can đảm mang lại sự thịnh vượng mà chúng ta mong muốn.”

Trái ngược với phong cách trung cổ của Hà Nội và Sài Gòn, thị huy của Hải Phòng được thiết kế theo phong cách Baroque, hình ảnh cá Ông và mỏ neo nhấn mạnh danh tính “phố cảng” của thành phố. Ba vòng tròn ở trên tượng trưng cho ba ngôi thánh của Thiên Chúa giáo. Khẩu hiệu “Portunam Tulit In Undis” mang ý nghĩa “Cảng mang đến những món quà của biển cả.”

Cặp đôi người Lạch (một bộ lạc thuộc dân tộc K’Ho) là biểu tượng trọng tâm của thị huy Đà Lạt. Tên thành phố có nguồn gốc từ cụm từ Đạ Lạch, tức “dòng suối của người Lạch.” Người Pháp đã sử dụng cái tên Đà Lạt để tạo nên hai âm tiết đầu trong khẩu hiệu “Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem” có nghĩa là “Nơi đây đem lại niềm vui cho người này, sự mát mẻ cho người kia” — bởi lẽ thành phố sương mù ngày ấy vốn là điểm nghỉ dưỡng cho các quan chức thuộc địa.

Việc nhìn nhận các tàn tích của chủ nghĩa thực dân là chủ đề luôn gây tranh cãi — có người đề xuất những biện pháp cực đoan như phá hủy tất cả các cây được trồng bởi chính quyền Pháp; số khác lại muốn lưu giữ, tung hô thậm chí muốn tiếp nối các công trình kiến trúc thuộc địa mà họ để lại. Có lẽ việc xem những thị huy này như một dạng tài liệu lịch sử, một cách diễn giải độc đáo về văn hóa biểu trưng của mỗi thành phố sẽ là cách tiếp cận trung lập giữa hai luồng quan điểm này.

[Nguồn ảnh: Wikimedia]

Bài viết liên quan

in Di Sản

Từ đầm lầy lên biểu tượng: Lược sử Chợ Bến Thành qua các thời kì

Từ những thảo luận đầu tiên vào năm 1868 về một khu chợ mới, mãi đến năm 1914, chợ Bến Thành mới được hoàn thiện. Sự ra đời của chợ Bến Thành tựa như một giấc mơ trở thành sự thật, giấc mơ của gần năm...

in Di Sản

Cuộc sống dưới ách thực dân Pháp qua góc nhìn hội họa

Nghệ thuật và đạo đức: liệu chúng ta có thể tách rời hai khía cạnh này khi phân tích các tác phẩm về thời kỳ thuộc địa?

in Di Sản

Câu chuyện lịch sử đằng sau 'Nhà Thờ Hồng' của Tân Định

Ở Sài Gòn, có lẽ ai cũng đã từng nghe danh Nhà thờ Tân Định với màu hồng vô cùng đặc trưng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đằng sau vẻ ngoài ấn tượng, công trình là còn là một trong những thánh đường Công...

in Di Sản

Một Đông Dương cổ kính trong loạt ảnh và tranh minh họa thế kỷ 20

Trong một bộ sưu tầm hình ảnh hiếm hoi về Đông Dương vào năm 1903, cuộc sống của người dân các nước thuộc địa được tái hiện qua đôi mắt của người Pháp. Trong đó, các công trình kiến trúc thuộc địa nối...

in Di Sản

Bên trong nhà nguyện cổ 160 tuổi tại Sài Gòn

Nằm bên trong Đại chủng viện thánh Giuse Sài Gòn là một nhà nguyện cổ trăm năm vẫn còn tồn tại.

in Di Sản

Cầu Long Biên: Từ biểu tượng sức mạnh đế quốc đến chứng nhân lịch sử thủ đô

Trải qua vòng đời hơn trăm năm, không ít dấu tích của thời gian đã phủ đầy cầu Long Biên. Nhưng chiếc cầu sắt qua sông Hồng vẫn giữ một vị trí quan trọng trong kho tàng di sản Hà Nội. Hãy cùng Ti...