Sài·gòn·eer

Back Văn Nghệ » Âm Nhạc & Nghệ Thuật » Nhà thiết kế trẻ biến tấu bìa đĩa bolero xưa thành 6 typeface phong cách hoài cổ

Nếu đã từng lướt qua một chiếc biển quảng cáo hoặc bộ nhận diện thương hiệu mang phong cách vintage đâu đó ở Việt Nam, rất có thể, bạn đã bắt gặp một trong rất nhiều kiểu chữ được sáng tạo bởi Nguyễn Thế Mạnh.

Mạnh chính là tác giả đằng sau bộ typeface “quốc dân” Classique Saigon ra đời năm 2016. Nhờ phong cách mang đậm chất retro, Classique Saigon phủ sóng khắp các biển hiệu của các hàng quán cà phê và xe bánh mì theo đuổi phong cách hoài cổ. Từ đó đến nay, nhà thiết kế đồ họa đến từ Hà Nội cũng đã cho ra mắt thêm nhiều dự án typeface lấy cảm hứng từ văn hóa địa phương, nổi bật trong đó là Cotdien và Aodai.

Gần đây nhất, Mạnh đã giới thiệu đến công chúng bộ sưu tập typeface công phu nhất của mình từ đến đến nay, Bolero, bao gồm 6 kiểu chữ cổ điển lấy cảm hứng từ các font chữ được sử dụng trên bìa album và bản nhạc từ các thập niên thế kỷ 20.

Bolero có lẽ chính là dòng nhạc hiện đại phổ biến nhất Việt Nam nhờ lời ca và giai điệu dễ tiếp cận bởi công chúng. Ở giai đoạn hoàng kim, trào lưu Bolero đã sản sinh một kho tàng nhạc phẩm đồ sộ đi kèm với các bìa album mang phong cách vô cùng đặc trưng, được vẽ tay hoàn toàn bởi các họa sĩ như Duy Liêm, Kha Thùy Châu và gần đây là Lâm Nguyễn Kha Liêm.

Sáu kiểu chữ trong bộ sưu tập typeface này là: Physica, Anarchia, Reducta, Epika, Rustra và Selectra. “Phần dấu của cả 6 kiểu chữ được tinh chỉnh để mô phỏng chính xác tạo hình như trong nguyên bản (nhỏ, mảnh, được nhấn nhá một cách ‘dị thường’ để tăng tính nổi bật) và được tạo hình để phục vụ các thiết kế mang tính hoài cổ, gần gũi và mang hơi thở Việt Nam như tiêu đề bài hát, bìa CD, poster kỹ thuật số và những sản phẩm tương tự,” Mạnh giải thích chủ đích đằng sau các thiết kế trong dự án.

Dù mỗi kiểu chữ đều có thiết kế riêng biệt, chúng đều chia sẻ một số yếu tố chung, được truyền cảm hứng bởi xu hướng thẩm mỹ của thời kỳ các album ra đời, như dấu thanh phẳng, ngang, đường nét mạnh mẽ và hình dạng vuông vắn.

Physica là font chữ sử dụng các đường tròn và các ký tự không chân. Kiểu chữ được tạo ra để tri ân “nghệ thuật vẽ và cắt chữ bằng cách sử dụng compa và thước kẻ.”

Rustra có lẽ là kiểu chữ “loạn xì ngầu” nhất từ bộ sưu tập, mô phỏng chữ viết tay trên bản nhạc ca khúc ‘Nỗi buồn hoa phượng’ xuất hiện trên phiên bản ra đời năm 1966

Anarchia, ngược lại, nổi bật nhờ các khối đặc và đuôi thuôn nhọn, tạo nên các ký tự độc đáo.

Selectra là một kiểu chữ sans serif (không chân) unicase (kết hợp chữ viết hoa và chữ viết thường mà không có sự phân biệt rõ ràng). Các khoảng giữa của chữ in hoa được giữ trống và khoảng giữa chữ in hoa được tô đậm, mô phỏng mô típ đặc trưng từng được sử dụng cho các tiêu đề và bìa vẽ tay của các nhạc phẩm ngày ấy.

Reducta là font chữ nổi bật nhất về mặt hình khối, được tạo thành các khối tứ giác và các ký tự không đối xứng, thậm chí với các chữ cái thường đối xứng như A và V.

Epika có các đường nét thanh mảnh và phần đuôi loe nhẹ. Theo Mạnh, thiết kế này được mượn từ “nét vẽ của chữ được vẽ bằng bút kỹ thuật.”

Bài viết liên quan

in Âm Nhạc & Nghệ Thuật

'Vietnam Retropunk': Dự án minh họa mang vũ trụ máy móc vào giữa lòng phố cổ

Những chú robot và cỗ máy tinh vi xuất hiện giữa khung cảnh phố phường cổ kính — quá khứ và tương lai đã bắt tay nhau như thế qua thế giới của “Vietnam Retropunk."

in Âm Nhạc & Nghệ Thuật

Giai thoại về 2 ca khúc Giáng sinh kinh điển: 'Hai Mùa Noel' và 'Bài Thánh Ca Buồn'

Tuy Giáng sinh không phải ngày lễ quốc gia ở nước ta, người Việt dành tình cảm cho mùa Noel không kém cạnh bất kỳ dịp lễ nào khác. Đương nhiên, sẽ không thể nào ăn mừng Giáng sinh đúng nghĩa nếu thiếu...

in Âm Nhạc & Nghệ Thuật

Tuổi thơ 'dữ dội' của 8X 9X tái hiện qua bộ tranh minh họa đồ chơi

Cùng với sự phát triển của công nghệ, niềm vui của trẻ em dường như ngày càng bị giới hạn trong không gian điện tử. Trước sự áp đảo của các game điện thoại như Temple Run, Pokemon GO, hay những tựa ga...

in Di Sản

Câu chuyện lịch sử đằng sau 'Nhà Thờ Hồng' của Tân Định

Ở Sài Gòn, có lẽ ai cũng đã từng nghe danh Nhà thờ Tân Định với màu hồng vô cùng đặc trưng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đằng sau vẻ ngoài ấn tượng, công trình là còn là một trong những thánh đường Công...

in Ton-sur-Ton

Great Vietnam: 'Cổ phục Việt đâu phải chỉ để người đã khuất mặc!'

Trong vòng bốn đến năm năm trở lại đây, việc phục dựng các trang phục của người Việt xưa đang trở thành một xu hướng được đông đảo người trẻ hưởng ứng. Đây là thành quả từ nỗ lực bảo tồn, quảng bá cổ ...

in Âm Nhạc & Nghệ Thuật

Nhạc đỏ và di sản hiện thực xã hội chủ nghĩa trong âm nhạc Việt Nam hậu chiến

Tuổi thơ tôi gắn liền với một thứ nghi thức kỳ lạ: ông nội bón bột cho tôi ăn trong lúc các bài hát cách mạng, còn gọi là “nhạc đỏ,” văng vẳng bên tai. Thiếu chúng, tôi nhất quyết không chịu mở miệng....