Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải vùng bằng sông Cửu Long, nằm ngay sát các nhánh sông lớn. Cuộc sống nơi đây là câu chuyện điển hình cho cách con người thích nghi, hòa hợp và phát triển ở môi trường sông nước.
Trong những bức ảnh, bản đồ, và bưu thiếp dưới đây, cuộc sống thường nhật ở thành phố Bạc Liêu, thủ phủ của tỉnh Bạc Liêu, trong những năm 1896-1930 hiện lên sinh động và chân thực. Trước khi hệ thống cầu đường phát triển, việc đi lại chủ yếu diễn ra trên sông ngòi kênh rạch. Nhịp sống tấp nập “trên bến dưới thuyền” được khắc họa rõ nét qua ảnh chụp và tranh vẽ. Đất đai màu mỡ của khu vực này rất phù hợp để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa. Bên cạnh đó, hình ảnh nhà máy thấp thoáng trong tư liệu này phản ánh những bước đầu trong quá trình công nghiệp hóa ở Bạc Liêu cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20.
Nhiều cộng đồng dân tộc khác nhau đã từng sinh sống tại Bạc Liêu, cùng với đó là các hệ cai trị, chính quyền khác nhau từng tồn tại, mà cho đến ngày nay vẫn còn lưu dấu lại trên mảnh đất này. Dấu ấn văn hóa Khmer tại Bạc Liêu hiển hiện qua chữ viết của họ trên những tấm biển treo trước các tòa nhà trong hình. Nhiều năm sau đó, nơi đây trở thành một điểm đến yêu thích của những công tử nhà giàu sống trong biệt thự nghỉ dưỡng xa hoa kiểu phương Tây. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai và Cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhiều binh lính ngoại quốc đã đến Bạc Liêu; ta có thể thấy họ chụp hình, tương tác với người dân địa phương trong một vài bức ảnh.
Cùng Saigoneer đi ngược thời gian, thăm lại vùng đất giàu giá trị văn hóa mà thường bị lãng quên qua những tấm hình của thế kỉ trước:
[Ảnh: Tài khoản manhhai qua Flickr.]