Sài·gòn·eer

Back Văn Nghệ » Văn Hóa » Phong trào Bình dân học vụ qua lời kể của những người thầy diệt giặc dốt hơn 70 năm trước

O tròn như quả trứng gà / ô thì đội mũ, ơ là thêm râu.

Theo báo Lao Động, vào thời điểm năm 1945, 95% dân số Việt Nam mù chữ. Nhưng đến năm 2018, tỷ lệ này đã bị đảo ngược khi số người biết chữ của Việt Nam đã tăng lên 95% theo thống kê của World Bank. Sự thay đổi đáng kinh ngạc này dấy lên một câu hỏi: bằng cách nào mà một quốc gia không mấy ai biết chữ lại có thể tự dạy nhau học đọc, học viết?

Câu chuyện bắt đầu vào tháng 9/1945. Sau nhiều thập kỷ đấu tranh chống thực dân Pháp và Phát xít Nhật, Mặt trận Việt Minh, còn gọi là Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, đã lật đổ thành công chính quyền thời bấy giờ. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tuy nhiên, chính phủ lâm thời đã phải đối mặt với rất nhiều thử thách, trong đó có 3 “kẻ thù" lớn: giặc ngoại xâm, giặc đói, và giặc dốt. Khi giặc ngoại xâm còn bủa vây, ruộng vườn thì tan hoang do bom mìn, Việt Nam lại càng nằm trong thế yếu với nạn mù chữ của người dân. Để chống lại “kẻ thù" thứ ba này, ngay sau khi tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thiết lập Nha Bình dân học vụ (BDHV), một chiến dịch xóa nạn mù chữ với tuyên ngôn: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.”

Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm một lớp bình dân học vụ. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, học vấn không đơn thuần chỉ biết đọc, biết viết, mà chính là điều kiện thiết yếu để tạo nên sự thay đổi trong xã hội. Bác khẳng định rằng, dân trí cao sẽ thúc đẩy sự bình đẳng và tự do của quần chúng. Để vận động cho Nha BDHV, Bác chia sẻ trên báo Cứu Quốc:

Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Những người biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức mình vào bình dân học vụ. Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo.

Hồi ấy, Phạm Tấn Trình đọc được lời kêu gọi của Bác khi mới 18 tuổi. Quyết tâm tham gia “chống giặc", anh thanh niên tình nguyện làm giáo viên BDHV tại chính ngôi làng của mình. Giờ đây, ngồi lại trò chuyện với Urbanist, ông Trình chia sẻ: “Làng tôi nằm ở vùng sâu của Hải Dương, cách xa mọi đường quốc lộ liên tỉnh. Nhưng chúng tôi có một khu chợ ở giữa làng, nơi buôn bán các vật phẩm thiết yếu cho cả vùng.”

Bà con dừng lại ở một tấm bảng đặt giữa chợ để tập đọc. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Để tới được khu chợ phải đi qua con đường nhỏ kẹp giữa một bức tường lớn và một con kênh. Địa điểm này được cho là chỗ dạy học lý tưởng. “Có lần, chúng tôi đã dùng thang để vẽ đủ 23 chữ cái lớn lên bức tường, ai đi ngang qua cũng sẽ nhìn thấy rõ. Vào những ngày họp chợ, chúng tôi thay phiên nhau đứng đầu đường để ‘kiểm tra' bà con. Những ai thuộc chữ sẽ được đi trên con đường này, còn ai không thuộc sẽ phải lội qua kênh,” ông Trình kể lại.

Vào những ngày chợ Tết, mọi người thường cùng nhau gieo những câu vần:

i, t (tờ), có móc cả hai.
i ngắn có chấm, t (tờ) dài có ngang;
e, ê, l (lờ) cũng một loài.
ê đội nón chóp, l (lờ) dài thân hơn;
o tròn như quả trứng gà.
ô thì đội mũ, ơ là thêm râu
o, a hai chữ khác nhau
vì a có cái móc câu bên mình.

“Người dân làng tôi cứ như vậy mà động viên nhau học, cho dù những ký ức về nạn đói khủng khiếp giết chết bao nhiêu đồng bào vẫn còn in sâu trong tâm trí mọi người.”

Ông kể tinh thần BDHV của người dân làng rất cao. “Có những buổi chiều, đoàn thanh niên đánh trống diễu hành để cổ vũ người dân. Đến đêm, hàng nhóm người kéo đến đình làng để tham dự lớp học. Đối với chúng tôi, chiến thắng giặc dốt là cũng là ghi công cho tổ quốc trong cuộc cách mạng này. Do đó, ai cũng yêu công việc của mình. Chỉ trong vòng vài tháng, hầu hết dân làng đều thuộc bảng chữ cái và háo hức học thêm.”

Lưu Công Nhân, Bình Dân Học Vụ, 1955, tranh sơn dầu. Ảnh: Tia Sáng

Thành công của Nha BDHV là nhờ sự hưởng ứng của toàn dân. Chỉ sau một năm phát động phong trào, cả nước đã có gần 75 nghìn lớp học bình dân, giúp hơn 2,5 triệu người đã thoát nạn mù chữ. Tại xã Hồng Châu, tỉnh Thái Bình, người dân vẽ chữ khắp ngọn cây, bờ rào, lưng trâu, cả ngôi làng biến thành “một lớp học khổng lồ”. Khi những người nông dân làm ruộng, họ cắm những tấm bảng có viết chữ cái xuống đất để vừa làm vừa học. Người dân gọi nôm na là “học cắm chữ."

Tháng 12/1946, Việt Nam bước vào Kháng chiến chống Pháp mà quốc tế gọi là Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Tại thời điểm này, phong trào BDHV đã khoác lên mình một sắc màu mới. Sách chính tả Quốc Ngữ đổi tên thành Quốc Ngữ Kháng Chiến. Những từ ngữ, hình ảnh thời chiến như “bom ba càng” và “cảm tử quân" được thêm vào giáo trình. Việc học trở thành một phần của hoạt động chính trị, với những khẩu hiệu như “đi học là thể hiện tình yêu quê hương, đất nước” và “mỗi lớp học là một tổ tuyên truyền kháng chiến”.

Giữa cuộc chiến đang mỗi ngày một khốc liệt hơn, ông Nguyễn Trung Thiếp, khi đó là một cậu bé 15 tuổi, quyết tâm góp sức mình vì tổ quốc. Khi Tiểu đoàn 198 dừng chân gần Nghệ An, ông Thiếp tình nguyện làm liên lạc viên nhưng bị từ chối.

“Tôi đã rất buồn vì không thể ra tiền tuyến,” ông hồi tưởng. “May mắn thay, tôi đã gặp được thầy Vương Kiêm Toàn, khi đó là Tổng giám đốc Nha Bình dân học vụ. Thầy đã nói với tôi rằng: 'Nếu cháu không thể đánh bại giặc trên tiền tuyến, thì cháu hãy đánh bại ‘giặc dốt' tại nhà.'"

Vậy là ông Thiếp bắt đầu tham gia phong trào: “Khi mới bắt đầu tình nguyện tại BDHV, tôi vẫn đang là học sinh. Nhờ có sự hỗ trợ của các giáo viên lớn tuổi hơn và giàu kinh nghiệm hơn, tôi mới có thể hoàn thành phần việc của mình. Sau một thời gian, tôi đã học hỏi và trưởng thành lên rất nhiều. Dần dần, tôi đã trở thành một giáo viên có năng lực.”

Học đọc học viết đã trở thành một phong trào toàn dân. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Để giúp bà con bắt bài tốt hơn, thầy giáo Thiếp ngày ấy luôn cố gắng liên hệ kiến thức với những điều bình dị trong cuộc sống. “Một hôm, tôi nhìn thấy một con ngao bên đường, vỏ nó mở na ná hình chữ 'x,' Tôi chợt có ý tưởng rằng mình sẽ dùng những hình ảnh như vậy cho bài giảng thêm thú vị. Khi dạy chữ ‘s,' tôi hỏi cả lớp ‘chữ cái này nhìn giống cái gì nào?’ Có người nói ‘giống cái lá trầu bị bẻ đôi'. Một người khác thì bảo ‘giống như con ếch đang ngồi xổm!’ Thế là cả lớp cười phá lên. Như vậy không những khiến lớp học vui hơn, mà còn giúp bà con thuộc bài hơn.”

Không chỉ đơn thuần thực hiện công việc giảng dạy, thầy giáo Thiếp còn rất quan tâm đến bà con trong lớp của mình: “Vào những năm 1954-1955, làng tôi phải hứng chịu một trận lụt lớn. Chúng tôi mất hết vụ mùa, nạn đói hoành hành khắp vùng. Trong thời buổi khó khăn đó, tôi vẫn cố gắng đứng lớp, nhưng không phải ai cũng có khả năng đi học như trước nữa. Một lần, tôi ngất xỉu vì đói khi đang dạy, bà con vội vàng tìm gạo nấu cháo cho tôi hồi sức. Tình thương của họ đã làm tôi cảm động vô cùng. Tôi cũng cố gắng tìm mọi cách để giúp họ, nếu không thì lớp học sẽ không thể tiếp tục được. Tôi nhờ một số tổ chức tài trợ bút và giấy. Ngoài ra, chúng tôi cùng nhau bắt cua về bán; tất cả số tiềm gom góp được sẽ sung vào quỹ để giúp đỡ những hộ khó khăn nhất của lớp. Hoạt động này đã được đón nhận rất tích cực nên các lớp khác cũng đã học theo chúng tôi."

Nhờ những "anh hùng" như thầy Thiếp và thầy Trình, Nha BDHV mới có thể thành công đến vậy, không chỉ trong một mà là hai cuộc chiến tranh. Sau kháng chiến chống Pháp, 93,4% người dân trong độ tuổi 12-50 tại miền Bắc biết chữ. Và một vài năm sau kháng chiến chống Mỹ, 94% người lao động tại miền Nam biết đọc và viết. Tại thời điểm này, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố đã xoá xong nạn mù chữ.

Bà con nông dân học chữ bằng cách viết lên đất trong những giờ phút nghỉ giải lao. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Năm 1975, tại Hội Thảo Quốc Tế Xóa Mù Chữ được tổ chức ở Persepolis, Iran, phong trào BDHV của Việt Nam được tuyên dương là một bài học thành công của việc phổ cập giáo dục. Phân tích nguyên nhân của thắng lợi này, giáo sư Lê Thành Khôi viết:

Yếu tố chính trị (việc đấu tranh giành độc lập, đấu tranh giải phóng dân tộc), là động lực lớn nhất để toàn dân hy sinh và nỗ lực để chiến thắng giặc dốt. Nhưng đơn thuần là yếu tố chính trị thôi thì chưa đủ. Điều quan trọng nhất là khiến người dân nhận thức rằng cuộc đấu tranh với giặc dốt là cuộc đấu tranh của chính họ; và trách nhiệm nâng cao học thức chính là trách nhiệm của bản thân họ. Nói cách khác, chúng ta đang không chỉ hướng tới lợi ích cho toàn xã hội nói chung, thay vào đó là lợi ích cho từng cá nhân khi họ có khả năng tự chủ, tìm kiếm cơ hội, nguồn lực bởi chính sự hiểu biết của mình.

Bài viết liên quan

in Văn Hóa

Những thư viện nhỏ xinh ở Hà Nội

Tôi bị thu hút bởi sự nổi bật của một đồ vật trông giống như một chiếc amply nằm trên kệ tủ sau lưng Hiếu - người sáng lập Thư viện Go West. Hiếu rời khỏi chỗ ngồi để lấy một sợi dây cáp, sau khi quay...

in Văn Hóa

Thư tình gửi gối ôm, người bạn vỗ về chúng ta hằng đêm trong giấc ngủ

Nếu là một fan của bộ phim The Sound of Music (Giai điệu Hạnh phúc), hẳn bạn còn nhớ cảnh Julie Andrew nhìn xa xăm về tương lai trong một đêm mưa bão. Cô quấn mình trong tấm rèm cửa bằng vải họa tiết ...

in Âm Nhạc & Nghệ Thuật

'Hồi Sóng,' nơi hồi sinh, hồi tưởng và tương tác với tiếng nói bị lãng quên trong hai cuộc Thế chiến

Với chất liệu tiền đề là những bản thu âm xưa thuộc Kho lưu trữ âm thanh của Đại học Humboldt (Berlin, Đức), hai nhà soạn nhạc và nghệ sĩ âm thanh Nhung Nguyễn và Zach Sch đã đem lại một dự án nghệ th...

Khôi Phạm

in Văn Hóa

Bưu Hoa: Không chỉ là con tem, đó còn là lịch sử, văn hóa và thẩm mỹ của một dân tộc

Ngắm nhìn những bộ tem thư qua từ những thời kỳ khác nhau là một cách thú vị để tìm hiểu về văn hóa và lịch sử của một quốc gia. Tem thư đi đến khắp nơi trên thế giới, mang theo thiết kế thể hiện tư d...

in Văn Hóa

Chuẩn bị ngày lễ tháng 7: Hiểu phong tục để biết 'thiếu-đủ'

Tháng 7 Âm lịch vốn là khoảng thời gian có nhiều ngày lễ truyền thống mang đậm màu sắc tâm linh và triết lý nhân sinh từ nghìn xưa, thể hiện rõ nét văn hóa giàu đẹp của dân tộc.

in Văn Hóa

Chùa Huyền Trang, chốn linh thiêng, nghĩa tình và mái nhà của những bé mèo 'mồ côi'

Con đường Huỳnh Tấn Phát ở quận 7 chạy dọc theo sông Sài Gòn suốt chiều dài cả chục ki-lô-mét và lúc nào cũng tấp nập người xe như phần lớn các con đường ở thành phố. Nhưng khi đi qua cây cầu nằm trên...

Đồng Sáng Tạo

in Giáo Dục

Các trường quốc tế tập trung hơn vào sức khỏe tinh thần của học sinh

Nếu học sinh không được chăm sóc về tinh thần và cảm xúc, các em sẽ khó phát huy hết tiềm năng trong cả việc học ở trường lẫn giao tiếp ngoài xã hội.

in Ăn & Uống

Saigon Café quốc tế hóa trải nghiệm buffet cho thực khách

Là một trong những nơi phục vụ buffet hải sản đẳng cấp nhất thành phố, nhà hàng Saigon Café tại Sheraton Saigon Hotel & Towers đang hướng đến mục tiêu nâng tầm danh tiếng của mình bằng cách mở rộng th...

in Resort

Vì sao Phú Quốc là điểm đến hàng đầu cho gia đình vào mùa Tết 2022

Không khó hiểu vì sao Phú Quốc, thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam, là điểm đến yêu thích hàng đầu trong nước vào bất kể thời điểm nào trong năm: những triền biển hoang sơ ngập nắng, hải sản tươi sốn...

in Ăn & Uống

Thiết kế ‘nhìn yêu ngay’ của tặng phẩm đầu năm A Night On Earth: Khi một nét vẽ dụng công hơn ngàn lời chúc tụng

Gây ấn tượng thị giác mạnh mẽ với hai gam màu tương phản, thiết kế hộp quà A Night On Earth là sáng tạo của nhà minh họa-thiết kế Erica Dorn cho phiên bản whisky giới hạn vừa ra mắt dịp năm mới. Không...

in Resort

Đón một mùa Tết cổ truyền đầy mới mẻ tại Four Seasons The Nam Hai

Nói đến Tết là nói tới những phong tục cổ truyền đặc sắc. Phong vị xuân khó có thể trọn vẹn nếu bỏ qua cách “ăn Tết,” “lễ Tết,” và “chơi Tết” truyền thống, được hình thành và lưu giữ cả ngàn đời nay. ...

in Dịch Vụ

Với Homebase, mọi ước mơ sở hữu nhà chung cư, nhà đất hay đất nền đều nằm trong tầm tay

Ở Việt Nam, nhà đất luôn là một trong những lựa chọn đầu tư được quan tâm nhất, nhưng cũng là lựa chọn phức tạp và dễ gặp trở ngại nhất. Nhưng giờ đây, người mua nhà có thể giảm thiểu nhiều rủi ro và ...