Sài·gòn·eer

Back Văn Nghệ » Văn Hóa » Chuẩn bị ngày lễ tháng 7: Hiểu phong tục để biết 'thiếu-đủ'

Tháng 7 Âm lịch vốn là khoảng thời gian có nhiều ngày lễ truyền thống mang đậm màu sắc tâm linh và triết lý nhân sinh từ nghìn xưa, thể hiện rõ nét văn hóa giàu đẹp của dân tộc.

Hãy cùng Saigoneer điểm lại nguồn gốc và ý nghĩa của các nghi lễ, phong tục diễn ra trong khoảng thời gian vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt: Thất Tịch vào mùng 7, đại lễ Vu Lan báo hiếu vào ngày 15, và Tết Trung Nguyên cũng vào ngày rằm của tháng. Hi vọng qua đó, độc giả có thể tự nhìn nhận về độ "thiếu-đủ" trong sự chuẩn bị bản thân.

Lễ Thất Tịch

Lễ Thất Tịch bắt nguồn từ Trung Quốc và được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch hằng năm, đôi khi được người phương Tây gọi là ngày Valentine Đông Á. Lịch sử về ngày này bắt đầu từ thời nhà Hán và gắn liền với tích truyện Ngưu Lang Chức Nữ với nhiều dị bản được lưu truyền cho đến nay. Tại các quốc gia châu Á khác, ngày lễ Thất Tịch được tổ chức với nhiều nghi thức và hoạt động khác nhau: Hàn Quốc có lễ Chilseok, Nhật Bản tổ chức lễ hội Tanabata, và Việt Nam cũng ăn mừng ngày Thất Tịch.

Chuyện xưa kể rằng, Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng, chàng đem lòng yêu nàng tiên dệt vải Chức Nữ. Cả hai vì đắm chìm trong tình yêu mà không hoàn thành tốt công việc của mình, khiến Ngọc Hoàng tức giận và đày hai người ra hai đầu dải Ngân Hà, mỗi năm chỉ được gặp nhau vào ngày Thất Tịch (7 tháng 7 Âm lịch) trên chiếc cầu Ô Thước do đàn quạ trời tạo nên. Khi tiễn biệt nhau, đôi uyên ương không ngừng khóc than và nước mắt của họ đã rơi xuống trần gian hóa thành cơn mưa.

Chuyện tình bi thương ấy đi vào văn hóa Việt Nam với một tên gọi nữa là Ông Ngâu bà Ngâu và được dùng để giải thích hiện tượng mưa ngâu — những cơn mưa rả rích và liên tiếp xuất hiện vào đầu tháng 7 Âm lịch hàng năm.

Thiên văn học Trung Quốc cũng gọi sao Vega, ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Thiên Cầm (Lyra), là sao Chức Nữ; và gọi sao Altair, ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Thiên Ưng (Aquila), là sao Ngưu Lang. Hai ngôi sao này nằm ở hai đầu con sông Ngân lấp lánh bắc ngang qua bầu trời đêm.

Điểm khác biệt lớn nhất trong ngày lễ Thất Tịch của văn hóa Việt có lẽ bắt đầu vào đời vua Lý Thánh Tông (1023-1072). Lịch sử ghi lại rằng, khi vua ở độ tuổi 42 nhưng vẫn chưa có con để truyền ngôi vị, vì vậy nên đã cầu tự vào ngày 7 tháng 7 ở một ngôi chùa, nhờ đó mà đón tin mừng, sinh ra Thái tử Càn Đức. Cũng bởi lý do này nên hàng năm vào ngày 7 tháng 7  Âm lịch trọng lễ đã được tổ chức ở chùa Hà và trở thành lễ hội cầu tình duyên, con đàn cháu đống, gia đình hạnh phúc.

Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang, Chức Nữ trong đêm mồng 7 tháng 7 thì sẽ mãi mãi bên nhau. Ngoài ra, giới trẻ cũng thường truyền miệng nhau rằng ăn chè đậu đỏ sẽ giúp tình yêu đôi lứa thêm bền vững hay người độc thân sẽ tìm sớm được tình duyên cho mình.

Lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan (15/7 Âm lịch) là một trong những đại lễ quan trọng của Phật giáo, thường được gọi là lễ Vu Lan Bồn hay lễ Báo hiếu. Đại lễ này bắt nguồn từ một bộ kinh Đại Thừa là kinh Vu Lan Bồn (kinh Ullambana).

Bộ kinh kể về câu chuyện sau: Thời Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, trong số các đệ tử của ngài có một vị tôn giả tên Mục Kiền Liên (Maudgalyayana), sau này đắc quả A La Hán, thoát khỏi nghiệp sinh tử và có pháp lực thần thông cao cường. Sau khi đắc đạo, Mục Kiền Liên dùng thiên nhãn để tìm kiếm song thân đã khuất, ngài nhìn thấy mẹ của mình là bà Thanh Đề đã bị đọa làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở. Mục Kiền Liên vô cùng đau xót bèn cầm một bát thức ăn dùng thần lực mang xuống âm phủ cho mẹ. Tuy nhiên, do đói ăn lâu ngày nên khi ăn bà đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành hòn than rực đỏ.

Mục Kiền Liên đành cầu xin Đức Phật giúp đỡ. Đức Phật khuyên rằng đợi đến ngày rằm tháng bảy, ngày chư tăng mãn hạ, thiết lễ và nhờ chư tăng chú nguyện, mới giúp mẹ thoát khỏi cảnh địa ngục. 

Mục Kiền Liên làm theo lời Đức Phật và đã giải thoát được cho mẹ mình. Đức Phật cũng dạy rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng làm theo cách này. Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời.

Ngày nay, Vu Lan còn được xem là Ngày của Mẹ ở Việt Nam. Các chùa thường có nghi lễ cài hoa hồng trên áo cho Phật tử tham gia lễ: ai còn mẹ thì đeo bông hồng đỏ, ai không còn mẹ thì đeo bông hồng trắng. Nghi thức này nhắc nhở mọi người phải làm tròn chữ Hiếu. Vu Lan cũng đã trở thành ngày lễ hàng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và các bậc tổ tiên, nhắc nhở mỗi người phải biết trân trọng những gì mình đang có và luôn biết ơn các bậc tiền nhân.

Tết Trung Nguyên

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 Âm lịch được gọi là Tháng cô hồn và mang lại nhiều xui xẻo vì đây là khoảng thời gian địa phủ mở cửa cho phép vong linh đến thăm dương thế, vất vưởng khắp nhân gian. Vì thế trong tháng này, người ta sẽ kiêng thực hiện các việc đại sự như ký kết hợp đồng, kinh doanh hay đi đến việc đến bệnh viện, vì lo sợ ma quỷ đến phá. Ngày rằm của tháng là Tết Trung Nguyên hay còn gọi là ngày Xá tội vong nhân với phong tục cúng cô hồn để siêu sinh cho những linh hồn không nơi nương tựa ấy.

Ngày lễ này có nguồn gốc từ Đạo giáo của Trung Quốc, gắn liền với truyền thuyết kể rằng vào ngày 2 đến ngày 14 tháng 7 Âm lịch, Diêm Vương sẽ mở cửa địa ngục để mọi linh hồn đói khát trở về dương thế. Vì thế, các nhà phải cúng thức ăn, thắp nhang và đốt vàng mã ở ngoài sân hay trước cửa nhà để cô hồn không đến quấy nhiễu. Mặt khác, lễ xá tội vong nhân xuất phát từ quan niệm ban phước cho các cô hồn chưa được siêu thoát, vì vậy việc tế lễ không đơn thuần là cầu cúng theo mê tín mà thể hiện tấm lòng của người còn sống với người đã khuất.

Khi nhang vừa hết, chủ nhà mang ra một mâm đồ cúng bao gồm tiền lẻ, bắp rang, khoai lang luộc, cùng các loại bánh kẹo ra đường. Những đứa trẻ trong xóm sẽ chờ đợi để được giật cô hồn, chúng cố gắng giật đồ cúng từ mâm càng nhiều càng tốt. Người ta tin rằng càng nhiều người chia sẻ thức ăn, thì chủ nhà sẽ càng có nhiều may mắn và những đồ cúng ấy ăn vào không bị sao cả. Tuy nhiên, có một điều cần ghi nhớ là món nào khi người khác đã cầm thì ta không nên đụng vào. Và nếu đồ cúng ta giật được lại bị người khác lấy mất thì cũng nên bỏ qua, vì rất có thể đó là do một linh hồn đói khát đang đòi lại thức ăn của mình.

Trong kinh nhà Phật cũng có nói về ngạ quỷ (ma đói) và nghi thức tế lễ bố thí. Đó là câu chuyện về A Nan, một trong mười đại đệ tử và là thị giả của Đức Phật, cùng với một ngạ quỷ tên Diệm Khẩu miệng nhả ra lửa.

Chuyện kể rằng: Một buổi tối, A Nan đang ngồi trong phòng thì thấy một con quỷ tiều tụy với chiếc cổ nhỏ dài và miệng phát ra lửa. Quỷ báo cho A Nan rằng, ba ngày sau A Nan sẽ mất và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ. A Nan hoảng sợ, hỏi nhờ quỷ hướng dẫn tránh khỏi kiếp nạn.

Quỷ nói: "Ngày mai phải thí cho bọn tôi mỗi đứa một chút thức ăn và soạn lễ cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ, còn tôi sẽ được sinh về cõi trên.”

A Nan đem chuyện này báo với Đức Phật. Ngài truyền dạy cho A Nan một bài chú để làm lễ, và tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích trên.

Nói về tháng cô hồn, Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam chia sẻ rằng không có tháng nào gọi là tháng cô hồn trong kinh của Phật giáo. Người Phật tử tu tập để trả lại bốn ơn lớn: ơn cha mẹ sinh thành và thầy cô dạy bảo; ơn quốc gia xã hội; ơn tất cả mọi loại chúng sinh; và ơn Tam bảo — Phật, Pháp và Tăng. Riêng trong tháng 7, Phật giáo nặng về ơn cha mẹ sinh thành nhất, vậy nên dân gian ta mới có câu “cúng cả năm không bằng rằm tháng 7.”

Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, người Việt đã kết hợp phong tục này cùng với lễ báo hiếu. Các Phật tử thường tổ chức nghi lễ thả đèn hoa đăng để cầu bình an cho người thân, thể hiện sự hiếu đễ đối với các bậc sinh thành. Nói thêm về việc cúng rằm tháng 7, Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm cho rằng đó là để tri ân, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ, trên tinh thần của Phật giáo là yêu thương muôn loài, nên khi cúng người ta cúng cả cho những cô hồn không mồ mả, không con cháu hương hoả.

Bài viết liên quan

Khôi Phạm

in Văn Hóa

Bưu Hoa: Không chỉ là con tem, đó còn là lịch sử, văn hóa và thẩm mỹ của một dân tộc

Ngắm nhìn những bộ tem thư qua từ những thời kỳ khác nhau là một cách thú vị để tìm hiểu về văn hóa và lịch sử của một quốc gia. Tem thư đi đến khắp nơi trên thế giới, mang theo thiết kế thể hiện tư d...

in Văn Hóa

Chùa Huyền Trang, chốn linh thiêng, nghĩa tình và mái nhà của những bé mèo 'mồ côi'

Con đường Huỳnh Tấn Phát ở quận 7 chạy dọc theo sông Sài Gòn suốt chiều dài cả chục ki-lô-mét và lúc nào cũng tấp nập người xe như phần lớn các con đường ở thành phố. Nhưng khi đi qua cây cầu nằm trên...

in Văn Hóa

Các 'bóng hồng' hài độc thoại và sự phá bỏ các khuôn khổ định sẵn

Trong lĩnh vực hài kịch tại Việt Nam, tỷ lệ các nữ nghệ sĩ vẫn thấp hơn nam mặc dù các "bóng hồng" này đều gặt hái được nhiều thành công và để lại được những ấn tượng riêng biệt trong lòng khán giả. V...

in Văn Hóa

Doanh nghiệp xã hội vào cuộc cứu những làng giấy truyền thống cuối cùng của Việt Nam

Trong bối cảnh các chương trình hỗ trợ làng nghề, cộng đồng văn hoá tại Việt Nam đang bị cắt giảm, làm thế nào để tiếp tục bảo tồn và lưu giữ bản sắc dân tộc và các giá trị văn hóa? Zó, một dự án doan...

Paul Christiansen

in Văn Hóa

Dẫu có thế nào, ta cũng nên yêu thương Sở thú Sài Gòn

Chúng ta đều muốn có thứ mình không thể có. Thứ mà mình chỉ nhìn được nhưng không chạm được. Thứ đong đưa trước mặt nhưng lại ở ngoài tầm với, giống như quả táo ngon lành đang lủng lẳng trên cành...

in Văn Hóa

Liệu thói quen chen hàng của người Việt có thể được giải thích bằng thuyết trò chơi?

Ở Việt Nam, khó mà tìm được một hàng người xếp hàng thẳng thắn ngay ngắn ở nơi công cộng. Tất nhiên ta vẫn sẽ thấy cảnh tượng này ở một số nơi như ngân hàng hay quầy nhập cảnh tại sân bay. Nhưng phần ...

Đồng Sáng Tạo

in Giáo Dục

Các trường quốc tế tập trung hơn vào sức khỏe tinh thần của học sinh

Nếu học sinh không được chăm sóc về tinh thần và cảm xúc, các em sẽ khó phát huy hết tiềm năng trong cả việc học ở trường lẫn giao tiếp ngoài xã hội.

in Ăn & Uống

Saigon Café quốc tế hóa trải nghiệm buffet cho thực khách

Là một trong những nơi phục vụ buffet hải sản đẳng cấp nhất thành phố, nhà hàng Saigon Café tại Sheraton Saigon Hotel & Towers đang hướng đến mục tiêu nâng tầm danh tiếng của mình bằng cách mở rộng th...

in Resort

Vì sao Phú Quốc là điểm đến hàng đầu cho gia đình vào mùa Tết 2022

Không khó hiểu vì sao Phú Quốc, thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam, là điểm đến yêu thích hàng đầu trong nước vào bất kể thời điểm nào trong năm: những triền biển hoang sơ ngập nắng, hải sản tươi sốn...

in Ăn & Uống

Thiết kế ‘nhìn yêu ngay’ của tặng phẩm đầu năm A Night On Earth: Khi một nét vẽ dụng công hơn ngàn lời chúc tụng

Gây ấn tượng thị giác mạnh mẽ với hai gam màu tương phản, thiết kế hộp quà A Night On Earth là sáng tạo của nhà minh họa-thiết kế Erica Dorn cho phiên bản whisky giới hạn vừa ra mắt dịp năm mới. Không...

in Resort

Đón một mùa Tết cổ truyền đầy mới mẻ tại Four Seasons The Nam Hai

Nói đến Tết là nói tới những phong tục cổ truyền đặc sắc. Phong vị xuân khó có thể trọn vẹn nếu bỏ qua cách “ăn Tết,” “lễ Tết,” và “chơi Tết” truyền thống, được hình thành và lưu giữ cả ngàn đời nay. ...

in Dịch Vụ

Với Homebase, mọi ước mơ sở hữu nhà chung cư, nhà đất hay đất nền đều nằm trong tầm tay

Ở Việt Nam, nhà đất luôn là một trong những lựa chọn đầu tư được quan tâm nhất, nhưng cũng là lựa chọn phức tạp và dễ gặp trở ngại nhất. Nhưng giờ đây, người mua nhà có thể giảm thiểu nhiều rủi ro và ...