Sài·gòn·eer

BackVăn Nghệ » Văn Hóa » Về đâu tiếng rao hàng rong trong ồn ã và lặng yên?

Về đâu tiếng rao hàng rong trong ồn ã và lặng yên?

Trong cuộc sống ồn ã thường nhật, có thể thấy nhiều thanh âm của nếp sống cũ đã dần thu nhỏ lại và thưa vắng dần theo thời gian. Tiếng rao trên đường phố là một trong số đó. Nhưng sẽ rất khó để ai đó xóa đi những ký ức tuổi thơ gắn liền với thứ âm thanh bình dân này. Lâu lâu dạo bước trên thành phố bận bịu, nghe được tiếng rao từ gánh hàng rong lại cảm thấy như một luồng gió mát lại thổi về.

Tôi sinh ra tại Sài Gòn và sống tại đây cho đến lúc vào tiểu học thì chuyển đến một thành phố khác ở miền Trung do tính chất công việc của gia đình. Với một đứa trẻ lớp 1, việc nhớ mọi thứ về nơi mình từng sinh ra là một điều không thể. Và tâm trí tôi đã dần lấp đầy với những gì đang xảy ra ở môi trường mới. 

Rồi bỗng một ngày, tôi vô tình bắt gặp tiếng rao: "Bánh chưng bánh giò, chưng gai bánh giò…" cùng tiếng xe máy xình xịch ngang qua cửa. Tôi chợt nhớ ra những ngày cũ, hồi mà sau mỗi bữa cơm tối đều như vắt tranh, có một chú bán bánh giò chạy ngang qua một khu phố nhỏ ở quận Tân Bình, và đôi khi mẹ sẽ mua cho tôi một chiếc ăn dằn bụng. Và tiếng rao ấy như một người quen cũ, gợi lại cho tôi nhiều kỷ niệm bồi hồi về những món quà tuổi thơ, về những lần mấy đứa con nít chúng tôi vây quanh gánh hàng rong đề chờ một phần bò bía rồi cả đám chia nhau. 

Lý giải cho khả năng gợi nhắc kỷ niệm của tiếng rao, ai đó có thể đứng trên phương diện marketing và nói về khả năng âm thanh tác động đến hành vi của người tiêu dùng bằng cách học hỏi phản xạ vô điều kiện. Theo cuốn sách Hành vi người tiêu dùng của nhóm biên soạn gồm TS. Nguyễn Xuân Lân, TS. Phạm Thị Lan Hương và TS. Đường Thị Liên Hà đã lý giải về phản xạ không điều kiện của người mua như sau: "Việc lặp lại một thông điệp đơn giản khiến người xem có thể thuộc nội dung cốt yếu. Thông qua học hỏi phản xạ vô điều kiện, người tiêu dùng có thể thiết lập niềm tin về đặc điểm hay thuộc tính của sản phẩm mà không nhận thức về nguồn thông tin."

Áp dụng điều này vào người bán hàng rong, họ luôn xuất hiện đều đặn cùng tiếng rao rất đúng giờ vào một thời điểm trong ngày, chẳng hạn như lúc đến buổi xế chiều hoặc sau buổi ăn tối, tạo ra thông điệp đơn giản ăn sâu vào tiềm thức người nghe — những người đã ở nhà đông đủ tại thời điểm đó.

Nếu gọi tiếng rao là âm thanh thương mại thì cũng không có gì là sai vì chúng vốn để mời mua hoặc trao đổi hàng hóa, tuy nhiên thương mại đó, ra rả đó mà chẳng mấy ai thấy phiền toái cả. Bởi nếu như sự lặp đi lặp lại của những quảng cáo thương mại là lời đọc vô tri vô giác, có thể phát lại một cách dễ dàng, thì những tiếng rao là âm thanh của con người bất kể đêm-ngày, nắng-mưa.

Đằng sau tiếng rao có thể là bất kì ai, từ em bé đến cụ già, đàn ông, phụ nữ, người ở miền trong, miền ngoài, nhưng đặc điểm chung của họ đều là những người lao động nghèo, chịu thương chịu khó dãi nắng dầm mưa để bán hàng rong, chắt chiu từng đồng cho cái ăn, cái mặc của gia đình, và cả cái học để thoát nghèo cho con cháu của họ. Nhà thơ Tố Hữu từng xót thương cho những khúc hát thân phận đó trong 'Một tiếng rao đêm':

Ai ăn bánh bột lọc không?
Tiếng rao sao mà ướt lạnh tê lòng!
Không phải giọng của một hầu đứng tuổi
Cao thánh thót hay rồ khan gió bụi
Đây âm thanh của một cổ non tơ
Mà giây ngân còn vương vấn dại khờ
Trên môi mỏng hãy thơm mùi sữa mẹ.

Tiếng rao còn là một trong những thanh âm bền bỉ, đã sống qua khói lửa chiến tranh, thời bao cấp và cả thời kì kinh tế mới. Trong thời Pháp thuộc, thầy giáo F. Fénis đã bị xúc động trước những gánh hàng rong và cho ra đời cuốn sách Les marchands ambulants et les cris de la rue à Hanoi (Hàng rong và tiếng rao hàng Hà Nội), mô tả các loại hàng rong và tiếng rao ở Hà Nội lúc bấy giờ bằng hình vẽ minh họa và phổ tiếng rao bằng khuông nhạc. 15 sinh viên trường Mỹ thuật Đông Dương đã tham gia vẽ minh họa, trong đó có cái tên nổi bật là Tô Ngọc Vân, một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất của nền mỹ thuật Việt Nam đương đại. Vào năm 2019, một triển lãm về cuốn sách này đã được trưng bày tại Viện Pháp ở Huế, phần âm thanh tiếng rao đã được Đàm Quang Minh và các nghệ sỹ Đông Kinh Cổ Nhạc tái hiện lại.

Kể về kỷ niệm với những gánh hành rong thời bao cấp, tác giả Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ với báo Hà Nội Mới: “[...]Thời bao cấp không còn phở, cháo thịt bạc nhạc hay cà phê xe đẩy. Phố xá đông đúc, những người bán tạp hóa lỉnh kỉnh các món đồ thì ông bán thuốc mới ló ra từ các ngõ nhỏ. Ngay cả khi không lực Mỹ ném bom đánh phá miền Bắc và Hà Nội, dân phải sơ tán về các vùng quê thì tại bến tàu điện ở phố Đinh Tiên Hoàng, Cầu Giấy, Vọng hay chợ Mơ... bến ô tô Kim Liên, Kim Mã, Bến Nứa... vẫn đầy ắp tiếng rao. Họ tràn lên tàu điện, xông vào các phố có dân không chịu đi sơ tán để bán hàng mong kiếm chút lãi nuôi con”.

Đến nay, nền kinh tế phát triển hơn, giao thương đã khoác lên mình một diện mạo mới, tiếng rao dù thưa thớt đấy nhưng còn giữ cho mình một sự tồn tại tách biệt. Tại phố cổ Hội An, một lượng người vẫn chọn cách bán hàng rong để mưu sinh, vừa cải thiện kinh tế qua du lịch, vừa gìn giữ di sản của văn hóa đường phố. 

Việc bán hàng rong không phải là chuyện hiếm đối với các nước phương Tây, điển hình như Anh. Với họ, đây là một nghề nghiệp cần có giấy phép để hành nghề. Nhưng có lẽ chỉ ở Việt Nam, hàng rong đường phố mới phổ biến với nhiều mặt hàng đến thế, rong ruổi sâu rộng tới từng ngõ hẻm trên các loại phương tiện khác nhau: xe đạp, xe máy, cuốc bộ, v.v. và đặc biệt là luôn đi cùng với tiếng rao. 

Những tiếng rao đã len lỏi vào đời sống của người Việt Nam như thế. Thậm chí vào năm 2011, tựa game Hàng Rong lấy cảm hứng từ nền văn hóa đường phố được VNG phát hành đã trở thành một hiện tượng trong cộng đồng game lúc bấy giờ. Hiện tại, có thể chúng ta thừa sức mua được những loại kem vài nghìn đến hàng trăm nghìn, nhưng với các đứa trẻ từng đi thu gom dép nhựa, đồng nát để đợi tiếng kèn "bíp bíp" từ con xe đạp Thống Nhất và giọng rao lanh lảnh: “Kem đây kem đây! Đổi dép, rổ, nhôm nhựa đê ê ê ê...” thì khó có thể tìm lại được hương vị cà-rem ngày đó.

Hàng Rong đã trở thành một hiện tượng trong cộng đồng game vào thời điểm ra mắt năm 2011. Ảnh: Diễn dàn Hunter.

Thời đại dần thay đổi, tiếng rao miệng ngày nào nay càng yếu ớt dần trước ánh đèn và thứ nhạc xập xình nơi phố thị. Nhà cửa kín cổng cao tường nên chẳng mấy ai có thể nghe thấy “Đồng nát sắt vụn đây,” hay “Mua TV, tủ lạnh, mua bàn ủi, máy vi tính” nữa. Cũng chẳng ai đủ kiên nhẫn để chờ đợi người bánh giò chạy ngang qua, với sự xuất hiện của các dịch vụ vận chuyển đồ ăn công nghệ, cho họ nhiều sự lựa chọn và linh hoạt hơn gấp chục lần.

Và rồi khi đại dịch COVID-19 ập đến, tiếng rao lại càng nhỏ hơn cho đến khi lịm hẳn đi trong các đợt giãn cách xã hội. Tại khu phố tôi ở, giờ đây âm thanh duy nhất ngoài đường có thể nghe là tiếng cô tổ trưởng gọi đại diện nhà đi xét nghiệm lấy mẫu. Điều này đã làm tôi nhớ tới bài thơ từng được học ở trung học 'Ánh trăng' của Nguyễn Duy: chợt giật mình, nuối tiếc những gì đã qua, và hơn hết là thương cảm cho những con người từng rong ruổi ngoài kia. Họ dẻo dai, chịu nắng chịu mưa, nhưng liệu có đủ dẻo dai để đi qua giai đoạn khó khăn này hay không? Tôi không muốn có câu trả lời.

Bài viết liên quan

in Văn Hóa

Sài Gòn ơi, hẹn gặp lại một ngày nắng khi đại dịch lắng xuống nhé

Vì một lý do nào đó, những hoạt động mà tôi chối từ bấy lâu nay bỗng hiện lên như một thước phim hoài niệm trong những ngày "work from home" (làm việc từ xa). 

in Âm Nhạc & Nghệ Thuật

'Lòng vòng Sài Gòn' cho đỡ nhớ với MV của bộ đôi hip-hop Dick và CHARLES.

Ra mắt trong giai đoạn giãn cách, MV 'Lòng Vòng Sài Gòn' của bộ đôi Dick và CHARLES. như một bức thư tình gửi tới những cung đường đã gắn liền với bao niềm vui và nỗi buồn của người dân thành phố.

in Âm Nhạc & Nghệ Thuật

'SKINFORVACCINE': Bộ sách ảnh bán nude chụp qua Zoom để gây quỹ vaccine

Sách ảnh nghệ thuật SKINFORVACCINE là dự án gây quỹ vaccine tại Việt Nam, được thực hiện bởi hai nhiếp ảnh gia Lâm Nguy và Điện Thu. Các bức ảnh chân dung được chụp hoàn toàn online với sự tham gia củ...

in Công Nghệ

5 sáng chế made-in-Vietnam hỗ trợ 'điện-đường-trường-trạm' phòng, chống COVID-19

Giữa giai đoạn phòng chống dịch COVID-19 căng thẳng nhất, hàng loạt các sáng tạo công nghệ made-in-Vietnam đã được ra mắt, không chỉ hỗ trợ hiệu quả các nhân viên tuyến đầu chống dịch, mà còn giú...

Khôi Phạm

in Văn Hóa

Bưu Hoa: Không chỉ là con tem, đó còn là lịch sử, văn hóa và thẩm mỹ của một dân tộc

Ngắm nhìn những bộ tem thư qua từ những thời kỳ khác nhau là một cách thú vị để tìm hiểu về văn hóa và lịch sử của một quốc gia. Tem thư đi đến khắp nơi trên thế giới, mang theo thiết kế thể hiện tư d...

in Đời Sống

Bước qua một mùa giãn cách, người Sài Gòn mình lại tìm thấy nhau

Trước những xô bồ của cuộc sống, đôi khi chúng ta bỏ lỡ mất những điều đặc biệt xung quanh mình. Trước đây, tại các khu tập thể, chung cư ở Sài Gòn, những người trẻ thường chẳng mấy quan tâm lắm về nh...

Đồng Sáng Tạo

in Giáo Dục

Các trường quốc tế tập trung hơn vào sức khỏe tinh thần của học sinh

Nếu học sinh không được chăm sóc về tinh thần và cảm xúc, các em sẽ khó phát huy hết tiềm năng trong cả việc học ở trường lẫn giao tiếp ngoài xã hội.

in Ăn & Uống

Saigon Café quốc tế hóa trải nghiệm buffet cho thực khách

Là một trong những nơi phục vụ buffet hải sản đẳng cấp nhất thành phố, nhà hàng Saigon Café tại Sheraton Saigon Hotel & Towers đang hướng đến mục tiêu nâng tầm danh tiếng của mình bằng cách mở rộng th...

in Resort

Vì sao Phú Quốc là điểm đến hàng đầu cho gia đình vào mùa Tết 2022

Không khó hiểu vì sao Phú Quốc, thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam, là điểm đến yêu thích hàng đầu trong nước vào bất kể thời điểm nào trong năm: những triền biển hoang sơ ngập nắng, hải sản tươi sốn...

in Ăn & Uống

Thiết kế ‘nhìn yêu ngay’ của tặng phẩm đầu năm A Night On Earth: Khi một nét vẽ dụng công hơn ngàn lời chúc tụng

Gây ấn tượng thị giác mạnh mẽ với hai gam màu tương phản, thiết kế hộp quà A Night On Earth là sáng tạo của nhà minh họa-thiết kế Erica Dorn cho phiên bản whisky giới hạn vừa ra mắt dịp năm mới. Không...

in Resort

Đón một mùa Tết cổ truyền đầy mới mẻ tại Four Seasons The Nam Hai

Nói đến Tết là nói tới những phong tục cổ truyền đặc sắc. Phong vị xuân khó có thể trọn vẹn nếu bỏ qua cách “ăn Tết,” “lễ Tết,” và “chơi Tết” truyền thống, được hình thành và lưu giữ cả ngàn đời nay. ...

in Dịch Vụ

Với Homebase, mọi ước mơ sở hữu nhà chung cư, nhà đất hay đất nền đều nằm trong tầm tay

Ở Việt Nam, nhà đất luôn là một trong những lựa chọn đầu tư được quan tâm nhất, nhưng cũng là lựa chọn phức tạp và dễ gặp trở ngại nhất. Nhưng giờ đây, người mua nhà có thể giảm thiểu nhiều rủi ro và ...