Sài·gòn·eer

Back Đời Sống » Môi Trường » Ghé thăm một lò tái chế bìa các-tông và nhôm ở Sài Gòn

Ghé thăm một lò tái chế bìa các-tông và nhôm ở Sài Gòn

Khi truyền thông quốc tế và cả trong nước vẫn đang tập trung bàn tán về vấn đề ô nhiễm rác thải từ nhựa, cỏ vẻ như người ta vẫn chưa để tâm nhiều tới rác thải có thành phần là các vật liệu khác ví dụ như các-tông và nhôm.

Vào bất cứ ngày nào trong tuần tại Sài Gòn bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh những người thu gom ve chai, đồng nát rảo quanh các con hẻm trên xe đạp hoặc xe ba gác chở những núi bìa các-tông đã được gấp gọn gàng và những chiếc túi to nhỏ chứa lọ nhôm lỉnh kỉnh. Những người thu gom nhôm đồng sắt vụn cần mẫn này, cùng với những người thu gom rác đóng vai trò rất quan trọng trong ngành tái chế rác thải ở Sài Gòn.

Tôi sống gần một khu tái chế rác thải ở Quận 7 và vì thế tôi thường hay đi ngang trên con đường Đào Trí bụi bặm, dài tới hai cây số. Mỗi lần như thế, tôi luôn được chứng kiến “cuộc hành quân" của đoàn xe thồ chở đồ phế thải về nơi tập kết. Công việc cực nhọc, sớm nắng chiều mưa là thế nhưng nhân lực chủ yếu lại những phụ nữ từ dưới quê lên Sài Gòn mưu sinh. Có dịp bắt chuyện với một vài chị mới biết, cuộc sống của các chị vất vả nhiều bề. Rất nhiều người bỏ lại ruộng vườn, gia đình sau lưng để lên Sài Gòn bươn chải với mong muốn kiếm thêm thu nhập. Để có tiền gửi về nhà, họ sống nương tựa lẫn nhau và san sẻ chi phí sinh hoạt nơi thành thị đắt đỏ.

Tôi có dịp hỏi chuyện chị Uyên để tìm hiểu thêm về một ngày làm việc của những người làm nghề thu gom phế liệu. Chị Uyên chia sẻ, một ngày đi làm bắt đầu từ 7 giờ sáng khi các cửa hàng, quán xá mở cửa. Đầu tiên, chị dạo qua các siêu thị mini hoặc các cửa hàng tiện lợi vì những nơi này nhập kho vào buổi sáng và thường vứt các hộp các-tông không dùng đến. Chuyến đi đầu ngày kết thúc lúc 11 giờ trưa, chị chuyển ngay “chiến lợi phẩm" cho bên đại lý thu mua phế liệu hoặc những điểm trung gian với giá 2,000 đồng cho một ký bìa các-tông xếp phẳng. Làm lâu quen nghề lại thêm sự khéo léo nên nhiều chủ cửa hàng trong vùng thay vì vứt bìa thùng các-tông và chai, lọ bằng nhôm ra ngoài, họ tích sẵn và xếp gọn chờ các chị đến thu mua.

Chị Uyên giao số bìa các tông và các lon nước nhặt nhạnh trong cả buổi sáng tại một đại lý thu mua.

Nghỉ trưa một lát, chị Uyên tiếp tục vòng thu mua buổi chiều. Thi thoảng, chị cũng thu mua đồ nhựa với giá 7.000 đồng/ký, hoặc là lon bia với giá 19.000 đồng/ký. Công việc thường kết thúc lúc 6 giờ chiều nhưng nếu có người gọi thì chị vẫn đi. Nghề đồng nát lang thang ngoài đường, dãi nắng dầm mưa lại hao công tổn sức nhiều, có những ngày tôi thấy các anh chị, cô chú làm tới khuya để phân loại phế liệu cho kịp chuyến thu mua sáng hôm sau.

Khung cảnh tấp nập tại các cơ sở thu mua phế liệu lúc gần trưa.

Đồng nát đã trở thành cái nghề nuôi sống nhiều gia đình tự bao lâu. Họ hàng của anh Hùng bạn tôi là chủ của một hộ kinh doanh thu mua phế liệu trung gian đến nay đã được hơn 20 năm và có quan hệ rất tốt với người thu gom nhỏ lẻ. Doanh nghiệp này chủ yếu thu mua và phân loại đồ nhựa, sắt vụn, chai lọ bằng nhôm và bìa các-tông.

Anh Hùng ( giữa) và các thành viên trong gia đình tại cơ sở tái chế của nhà.

Cô Mười (mẹ Hùng) cùng nhân công phân loại rác và bỏ vào các thùng riêng biệt.

Tôi có dịp cùng đi một đoạn ngắn với họ trên một chuyến giao bìa các-tông đến các cơ sở tái chế và được chứng kiến tận mắt quy trình phân loại và xử lý rác thải, phế liệu. Khu tập kết rộng ngang một sân đấu bóng rổ, luôn bận rộn và ồn ào tiếng xe cộ ra vào. Đầu tiên, người ta sẽ cân cả xe tải và hàng hoá, rồi họ cân lại chiếc xe tải sau khi đã đổ hàng ra sàn và trả tiền cho người thu gom dựa vào khối lượng chênh lệch sau hai lần cân.

Xe nối xe khiến khu tập kết bỗng nhộn nhịp, chộn rộn chẳng khác gì một tổ ong. Hàng tấn khối giấy bìa, mỗi kiện nặng ít nhất 1,100 kí được chất dần lên các xe tải phân khối lớn vận chuyển đến các nhà máy xử lý, tái chế qui mô lớn hơn. Trong khi đó, hai xe ủi khổng lồ liên tục xúc những núi bìa mới thu mua vào băng chuyền xử lý.

Một nhân công tại xưởng nén phế liệu đang phân loại bao bì từ các thùng các tông.

Một trong hai máy ủi đang dồn các bao bìa về phía máy nén. Các khối nén vuông vắn được xếp ở phía cuối nhà kho.

Máy nén bìa các tông trong quá trình vận hành.

Xưởng nén bìa các tông rộng thênh thang khi các lô giấy nén  được dồn lên phía trước.

Anh Nam, chủ cơ sở thu mua và phân loại này cho biết bên anh chủ yếu xử lý ba loại bìa là: bìa hộp mềm, có thể gấp như bao bì ngũ cốc; hộp bìa cứng như vỏ hộp điện thoại, máy tính; và bìa sóng chuyên dụng trong đóng gói và vận chuyển hàng hóa.

Theo tính toán của Cardboard Balers một công ty chuyên tái chế bìa các-tông có trụ sở ở Anh, quy trình xử lý bìa cũ chỉ tốn 75% năng lượng cần thiết để sản xuất bìa mới nên tái chế giấy là biện pháp bền vững hơn so với việc sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu giấy thô lấy trực tiếp từ gỗ cây.

Các-tông được làm từ xơ gỗ, vì thế việc tái chế giúp giảm gánh nặng cho các khu chứa rác thải và góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các sản phẩm từ giấy bìa như thùng, hộp, giấy vệ sinh, lõi giấy vệ sinh đều có thể tái chế dễ dàng, giúp các nước giảm bớt nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu giấy thô từ bên ngoài. Cứ một tấn giấy bìa tái chế tiết kiệm được khoảng 174 lít dầu thô. Chính vì thế, tái chế mang lại khá nhiều lợi ích kinh tế, đặc biệt khi hiện nay hàng hoá luôn được đóng gói trong các thùng các-tông.

Sau chặng giao bìa các-tông, tôi ngồi nói chuyện thêm với anh Hùng về việc tái chế. “Chú tôi xây dựng cơ sở này đến nay đã gần 30 năm. Rồi ba tôi học theo chú mở thêm một xưởng riêng và để một chú khác của tôi phụ trách việc vận hành máy móc”, anh chia sẻ.

Anh Hùng với nhiều suy nghĩ về tương lai của công việc tái chế phế liệu ở Sài Gòn.

Trải qua nhiều năm, xưởng nhà anh Hùng cũng có nhiều thay đổi.

“20 năm trước, người ta chỉ mua đồ nhựa, nhôm và sắt thôi. Bây giờ chúng tôi thu mua nhiều loại phế thải hơn, trong đó có bìa cứng", anh Hùng nói. “Nghề này quan trọng nhất là chữ tín bởi lẽ đó là yếu tố giúp thu hút cũng như giữ chân những người thu gom ve chai. Nhà tôi thu mua với giá hợp lý và những người thu gom tin tưởng chúng tôi. Trong nhà, mỗi người một việc, ba quản lý kinh doanh kết hợp chạy xe tải để chở phế liệu tới các nhà máy xử lý khác nhau. Má tôi thì chăm nom việc cân hàng và thanh toán, còn tôi và những người khác phụ trách việc bốc vác.

Mỗi túi bố chắc chắn, phương phi chứa vỏ lon bia có thể nặng chừng 60 kí, còn túi đựng chai nhựa cũng phải ngót nghét hơn 90 kí.

Anh Hùng cân một ôm giấy các tông còn mẹ anh ghi lại số cân chi tiết.

Chú Hai, bố anh Hùng, đang khâu kín các các miệng túi đưng chai nhựa khổng lồ cao hơn đầu người.

Cô Mười ghi lại chi tiết số lượng phế liệu thu được.

Nhân công tại các xưởng thu mua vác trên lưng bao tải cỡ đại đựng toàn lon nhôm.

Anh Hùng hiện đang theo học ngành kỹ sư môi trường và sẽ tốt nghiệp đại học vào năm tới. Khi tôi hỏi liệu anh có định gia nhập đội ngũ nhân viên của các ông lớn trong ngành tái chế không, Hùng nói anh muốn ứng dụng kiến thức chuyên ngành để tiếp quản và phát triển sự nghiệp của gia đình. Xa hơn nữa, Hùng dự định theo học lấy bằng Tiến sĩ trong lĩnh vực này.

Một dịp khác, khi tôi có cơ hội đi cùng nhóm của mình tới khu xử lý phế liệu nhôm ở khu vực quận Bình Chánh, tôi bắt gặp cảnh tượng cân đo xe tải như đã thấy ở xưởng nhà anh Hùng.

Các lon nước uống đã được ép dẹt để chuẩn bị đóng khối.

Bốc dỡ 10 bao tải đựng vỏ lon và phế liệu nặng tới 750 không phải chuyện đơn giản.

Khi nói về tương lai của ngành tái chế phế liệu ở Sài Gòn, anh Hùng cho rằng các nước và khu vực khác trên thế giới đã có chính sách và quy định rõ ràng về việc miễn thuế hoặc những ưu đãi để thúc đẩy việc tái sử dụng nguyên liệu, tuy nhiên ở Việt Nam đây vẫn là một điều xa vời. Vì thế, anh Hùng hy vọng vào một ngày trong tương lai khi những cơ sở chứa rác thải trở nên quá tải, Việt Nam sẽ có những biện pháp cứng rắn hơn. Về phía mình, anh dự tính đầu tư thêm các loại máy móc có thể cắt, làm sạch phế liệu nhựa có kích thước nhỏ để khâu tái chế trở nên hiệu quả hơn.

Quá trình đô thị hóa nhanh chóng đi đôi với nhu cầu sử dụng nhựa và các nguyên liệu tổng hợp ngày một tăng đang hình thành nên nhiều vấn đề về môi trường ở Việt Nam. Việc sử dụng các nguyên liệu tái chế như bìa các-tông, lọ nhôm một cách thông minh sẽ phần nào giảm bớt áp lực đối với nguồn nguyên nhiên đang dần khan hiếm ở Sài Gòn. Vì lẽ đó những người vẫn hàng ngày cần mẫn thu mua, phân loại và xử lý phế liệu chính là một mắt xích quan trọng trong kế hoạch gìn giữ và làm sạch môi trường.

Bài viết liên quan

in Môi Trường

[Ảnh] 'Đột nhập' xưởng tái chế rác thải nhựa ở Sài Gòn

Đúng 4h30 sáng, tôi có mặt tại góc phố gần nhà như đã hẹn trong tin nhắn để đón xe đến một xưởng tái chế nhựa. Tôi đã muốn đến đây để lấy tư liệu cho bài viết từ rất lâu rồi và nghĩ rằng di chuyển tới...

in Uống

Ngõ Nooks: Tìm 'ngọc quý' trong rác tái chế tại quán cafe giữa lòng phố cổ

Đến tận bây giờ, tôi vẫn chưa tìm được cách nào để miêu tả cafe Hidden Gem (vẻ đẹp/kho báu tiềm ẩn) mà không lạm dụng trường từ vựng từ tên nó.

in Môi Trường

Nhà kính: vừa là 'người hùng' cải thiện đời sống nông dân, vừa kéo theo hàng tá hệ lụy môi trường

Tại Đà Lạt, việc canh tác bằng nhà kính đã giúp bà con nông dân bảo vệ mùa màng trước những thay đổi thất thường của thời tiết. Nhưng rác thải nhựa từ sau mỗi vụ mùa đang kéo theo những hệ lụy môi trư...

in Môi Trường

Bên trong chợ Hoàng Hoa Thám, thánh địa của ngành công nghiệp đồ si Sài Gòn

Một con hẻm nhỏ nơi quần áo chất đống đến mức tràn ra cả mặt đường. Ấy chính là một hiện thân của nền công nghiệp đồ si ở Việt Nam.

Linh Phạm

in Môi Trường

Chuyện về Bãi Giữa sông Hồng — ốc đảo xanh tươi, thanh bình sắp biến mất khỏi lòng Thủ đô

Khi bác xe ôm sắp đi đến giữa cầu Long Biên, tôi xin được dừng lại và xuống xe.

Michael Tatarski

in Môi Trường

Có gì trong khoá học bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam tương lai?

Tại Vinh, có một khóa học nhằm mục đích mang đến cho các sinh viên Việt Nam cơ hội thay đổi cách người Việt thường đối xử với động vật.

Đồng Sáng Tạo

in Ăn & Uống

Au Lac Do Brazil sáp nhập vào IN Dining: Một thời kỳ mới cho nhà hàng thịt nướng Churrasco Brazil đầu tiên và duy nhất tại Sài Gòn

Thế giới ẩm thực phong phú của Sài Gòn chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt của các nhà hàng, quán ăn mỗi ngày. Những cái tên vẫn đang tiếp tục trụ vững và lớn mạnh cũng đã trải qua không ít những đổi t...

in Đồng Sáng Tạo

A Night on Earth - The Journey: Để bữa tiệc đoàn viên thêm đong đầy cảm xúc

in Resort

Khi Tết hoà cùng Valentine: Những trải nghiệm nhộn nhịp sắc màu tại Wyndham Grand Phú Quốc

Kỳ nghỉ Tết như một dấu lặng đặt giữa bản nhạc chộn rộn, và tấp nập của thời hiện đại, khoảng không gian ấy cho ta nhìn lại năm vừa qua, với chút hoài niệm chút xao xuyến của năm cũ. Vào dịp Tết Nguyê...

in Đồng Sáng Tạo

A Night On Earth - The Journey: Việc chọn quà Tết không còn là trăn trở

Trong văn hoá Á Đông, thời điểm cuối năm là dịp để chúng ta trao tặng những người thân yêu những món quà đặc biệt như một lời chúc cho năm mới vạn sự như ý. Chính vì ý nghĩa đặc biệt đó, việc chọn lựa...

in Đồng Sáng Tạo

Johnnie Walker X James Jean: Cuộc Hợp Tác Thỏa Lòng Giới Yêu Thích Whisky, Hội Họa Và Điện Ảnh

Năm 2023, ba bộ phim oanh tạc Giải thưởng điện ảnh danh giá nhất Thế giới Oscar lần lượt gọi tên "Everything Everywhere All At Once", "Guillermo del Toro's Pinocchio" và "The Whale". Tưởng chừng như b...

in Đồng Sáng Tạo

Chiều sâu tâm hồn được khơi mở bởi “Be made of Depth” từ thượng phẩm whisky Johnnie Walker Blue Label

Biểu tượng whisky đương đại Johnnie Walker Blue Label của nhà Johnnie Walker luôn khiến giới mộ điệu không ngừng bất ngờ về tầm nhìn hướng tới nghệ thuật, kết hợp với các nghệ sĩ trong nước trong hành...