Khám phá thế giới tranh sơn mài truyền thống qua triển lãm cá nhân của họa sĩ Nguyễn Xuân Việt
- Chi tiết
- Được đăng ngày 24 Tháng 9 2024
- Viết bởi An Tran. Ảnh cung cấp bởi Eight Gallery.
Làm thế nào để một họa sĩ gìn giữ và tiếp nối di sản của sơn mài truyền thống qua nhiều thế hệ? Qua triển lãm cá nhân lần này, họa sĩ Nguyễn Xuân Việt thể hiện sự thành thạo và hiểu biết rộng lớn, cũng như là đam mê vô hạn của ông với sự nghiệp vẽ tranh sơn mài.
“Nguyễn Xuân Việt: Người giữ lửa cho sơn mài” là một triển lãm cá nhân của họa sĩ Nguyễn Xuân Việt. Diễn ra tại Eight Gallery, triển lãm trưng bày 58 tác phẩm sơn mài và sơn dầu được vẽ trong khoảng năm 1980 đến 2022.
Nguyễn Xuân Việt không phải là một cái tên xa lạ trong cộng đồng mỹ thuật Việt Nam. Ông được biết đến nhờ việc cống hiến hơn nửa cuộc đời và năng lực sáng tạo của mình để vẽ tranh sơn mài truyền thống. Thấy rõ được sự đam mê của ông đối với chất liệu đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn và tỉ mỉ này, nhà sưu tập tranh Trần Hậu Tuấn gọi ông là “người giữ lửa cho sơn mài,” một người họa sĩ xem sơn mài như tín ngưỡng của mình.
Không gian triển lãm “Nguyễn Xuân Việt: Người giữ lửa cho sơn mài.”
Sinh ra tại Nakhon Phanom (vùng đông bắc Thái Lan), Nguyễn Xuân Việt (1949) trở về Việt Nam một mình từ khi còn rất trẻ để tham gia vào chiến trường miền Nam, học tại trường Mỹ thuật Việt Nam tại Hà Nội và trường Đại học Mỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh, và rồi trở thành học trò của danh họa Nguyễn Gia Trí (1908 - 1933) một năm sau khi thống nhất đất nước.
Mủa xuân, 1987. 60 x 120 cm. Sơn mài.
Điều đầu tiên mà ta bắt gặp khi bước vào phòng tranh là những tác phẩm sơn mài khổ lớn bắt mắt. Đề tài chính của những tác phẩm được trưng bày bao gồm phong cảnh, sinh hoạt và chuyển động của con người, và thiên nhiên. Sen (2004) là một tác phẩm tiêu biểu trong căn phòng này, với đường nét và màu sắc rất chi tiết và uyển chuyển. Tác phẩm được tạo nên nhờ sự kết hợp giữa sơn mài truyền thống và chất liệu như vỏ trứng, làm nổi bật lên được kết cấu và sức sống của tác phẩm.
Sen, 2004. 118 x 257 cm. Sơn mài.
Nhiều tác phẩm của Nguyễn Xuân Việt, bao gồm những tác phẩm trong triển lãm này và kể cả những bộ sưu tập khác, thường xoay quanh đề tài đức tin. Khá nhiều dòng tôn giáo được thể hiện qua các tác phẩm: câu chuyện Phật Đản sinh, đêm Giáng sinh, chân dung của những bức tượng trong đền Ấn giáo, sinh hoạt của con người ở đền Angkor Wat, và chân dung của người phụ nữ Hồi giáo. Khi được hỏi về sự đa dạng tôn giáo trong tác phẩm của mình, vị họa sĩ đề cập đến nguồn cảm hứng từ di tích của những ngôi đền cổ. Hầu hết những tác phẩm nổi tiếng liên quan đến tôn giáo được vẽ bằng chất liệu sơn dầu. Điều này khiến cho họa sĩ muốn thử nghiệm với sơn mài, với mục đích truyền tải đến nhiều người xem từ nhiều văn hoá và tín ngưỡng khác nhau.
Đức Phật Đản sinh, 1998. 80 x 60 cm. Sơn mài.
Di chuyển lên tầng trên của phòng tranh, ta sẽ thấy một loạt tranh sơn dầu phong cảnh, khỏa thân và chân dung. Đây là một yếu tố khá bất ngờ trong triển lãm cũng như từ phía họa sĩ, vì bình thường ông được biết đến với thực hành vẽ sơn mài. Họa sĩ đã sáng tác những tác phẩm sơn dầu này trong thầm lặng, và dường như chưa từng trưng bày cho công chúng. Hầu hết các tác phẩm trong triển lãm lần này được vẽ và lấy cảm hứng từ chuyến đi Paris của ông từ năm 1999 đến năm 2000.
Một vài tác phẩm sơn dầu trong triển lãm “Nguyễn Xuân Việt: Người giữ lửa cho sơn mài.”
Ngoài cảm hứng về tranh phong cảnh, chân dung và tôn giáo, vẽ trừu tượng là một điểm nổi bật trong sự nghiệp nghệ thuật của Nguyễn Xuân Việt. Tuy ông không phải là người họa sĩ đầu tiên vẽ trừu tượng với sơn mài truyền thống, nhưng sự kiểm soát về chất liệu, đường nét và dòng chảy không giới hạn của màu sắc, kèm theo kỹ thuật vẽ lâu năm làm các tác phẩm trở nên đặc biệt theo phong cách riêng của ông. Họa sĩ đã nhận định rằng ông không có ý định vẽ một điều gì đó cụ thể, và đơn giản chỉ theo đuổi tự do sáng tạo của riêng mình. Có lẽ vì điều này mà người xem sẽ cần phải dùng trí tưởng tượng của mình để cảm nhận. Xem tranh sơn mài trừu tượng của Nguyễn Xuân Việt giống như bước vào một điều sâu thẳm nào đó chưa từng được khai phá.


(Trái) Trừu tượng, 2021. 40 x 30 cm. Sơn mài.
(Phải) Trừu tượng, 2012. 60 x 60 cm. Sơn mài.
Triển lãm không chỉ trưng bày tranh sơn mài, mà còn bao gồm cả nhiều ấn phẩm được chuẩn bị bởi chính họa sĩ. Trong suốt thời gian theo học và trợ lý cho danh họa Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Xuân Việt đã luôn luôn ghi chép lại lời của thầy nói về phương pháp vẽ và những nhận định của ông về sự sáng tạo. Khi ông nhận ra rằng hầu như không ai thật sự hiểu rõ về sơn mài trong những năm 1980, ông đã sưu tầm lại tất cả những ghi chép và tài liệu nghiên cứu quan trọng, đồng thời nhấn mạnh lịch sử sơn mài truyền thống, cũng như tầm quan trọng và khả năng của nó trong nghệ thuật nước nhà.
Ba phiên bản của ấn phẩm Nguyễn Gia Trí nói về sáng tạo và tuyển tập thơ Thời gian biển khơi đều được viết bởi Nguyễn Xuân Việt. Các ấn phẩm sách hiện đang được trưng bày tại triển lãm.
Ấn phẩm Nguyễn Gia Trí nói về sáng tạo cùng với ba phiên bản đang được trưng bày, ghi chú lại những ý tưởng quan trọng của người thầy danh họa, cũng như tài liệu quan trọng về sơn mài và sơn ta. Ngoài ra, tuyển tập thơ Thời gian biển khơi được viết bởi chính Nguyễn Xuân Việt, thể hiện câu chuyện xuất thân của mình, những hoài niệm về nơi chốn quê hương, thế giới quan, và trải nghiệm cá nhân qua những chuyến đi. Nếu như lật qua từng trang sách, người xem sẽ thấy được sự tương đồng giữa những câu thơ và tác phẩm trong triển lãm, thể như chúng bổ trợ cho nhau và liên hệ mật thiết với nhau.
Phong cảnh chùa Hương, 1998. 80 x 180 cm. Sơn mài.
Ngoài sự thành thạo và tỉ mỉ được thể hiện qua từng bức tranh, có một giá trị thời gian luôn nằm ẩn ở đâu đó trong những tác phẩm của Nguyễn Xuân Việt. Màu sắc trong tác phẩm phong cảnh của họa sĩ không quá đậm hay quá rực rỡ, và trên bề mặt luôn có một vài mảng màu tối của sự cũ kĩ nhất định. Những yếu tố này thể hiện vết tích của thời gian, khi tác phẩm sống qua nhiều năm tháng theo một cách trọn vẹn nhất. Là người giữ lửa cho sơn mài, Nguyễn Xuân Việt đang tiếp tục duy trì di sản nghệ thuật Việt Nam quan trọng từ người đi trước để lại, và gìn giữ tiếp nối cho những thế hệ sau. Sơn mài truyền thống đã trở thành ngôn ngữ thị giác của ông. Với một niềm tự hào, đây chính là phương pháp độc đáo mà ông sử dụng để đối thoại với thế giới.
“Nguyễn Xuân Việt: Người giữ lửa cho sơn mài” hiện đang được trưng bày tại Eight Gallery đến ngày 29/09/2024. Thông tin chi tiết có thể được tìm thấy qua trang Facebook tại đây.
Về An Giang xem lễ hội đua bò truyền thống của người Khmer
- Chi tiết
- Được đăng ngày 20 Tháng 9 2024
- Viết bởi Uyên Đỗ. Ảnh: An Bùi.
Cứ mỗi tháng 8 âm lịch hằng năm, người dân tứ xứ lại có dịp tụ hội về vùng đất Bảy Núi để hòa vào không khí rộn ràng của trường đua dân dã và cổ vũ cho các “chiến ngưu” mà mình yêu thích.
Hẻm Gems: Giải nhiệt với xe sâm bổ lượng hẻm gia truyền và chè trứng cút
- Chi tiết
- Được đăng ngày 19 Tháng 9 2024
- Viết bởi Khang Nguyễn. Ảnh: Cao Nhân.
Trong ký ức tuổi thơ về những ngày hè oi ả, tôi nhớ mãi hương vị những chén chè mẹ mua để giúp tôi cai nghiện nước ngọt. Trong số đó, chè người Hoa đặc biệt thu hút tôi nhờ cách bày biện độc đáo. Tuy nhiên, mỗi lần muốn thưởng thức, tôi lại sợ phải vượt qua cảnh kẹt xe để tới Chợ Lớn. Vì vậy, khi tình cờ tìm thấy trên Google quán Chè Sâm Bổ Lượng 399, quán lâu đời của gia đình người Hoa cách văn phòng tôi chỉ 7 phút đi xe, tôi biết mình nhất định phải đến thử.
Ly Mí Cường, nghệ sĩ H'Mông đưa tiếng sáo từ bản làng đến sân khấu quốc tế
- Chi tiết
- Được đăng ngày 18 Tháng 9 2024
- Viết bởi Xuân Phương. Ảnh: Xuân Phương.
Ly Mí Cường (sinh năm 2005) hai lần mang cây sáo truyền thống H’Mông tham gia cuộc thi âm nhạc quốc tế và đều giành vị trí quán quân. Điểm tựa của Cường là văn hóa H’Mông, cội nguồn đã nuôi dưỡng tinh thần chàng nghệ sĩ chưa tròn 20 tuổi.
Giữa lòng Sài Gòn, xóm lồng đèn truyền thống Phú Bình giữ hồn Trung thu Việt
- Chi tiết
- Được đăng ngày 17 Tháng 9 2024
- Viết bởi Thảo Nguyên.
Lồng đèn giấy kiếng, một nét đẹp truyền thống gắn liền với những mùa trăng tròn trong ký ức, vẫn còn được lưu giữ qua bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân tại làng nghề lồng đèn Phú Bình nổi tiếng của Sài Gòn.
Những cô Mía muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ?
- Chi tiết
- Được đăng ngày 13 Tháng 9 2024
- Viết bởi Paul Christiansen. Ảnh: Alberto Prieto.
Người ta thường nói một người chết sẽ đi hai lần: một lần khi nhịp tim ngừng đập, lần nữa khi bóng hình họ nhạt nhòa trong ký ức người đời. Nếu vậy, liệu cô Mía của Sài Gòn, với nụ cười bí ẩn và mái tóc xoăn đặc trưng, có đang dần rơi vào quên lãng?
Bánh củ cải kể chuyện di sản Triều Châu xứ Bạc Liêu
- Chi tiết
- Được đăng ngày 12 Tháng 9 2024
- Viết bởi Thi Nguyễn. Ảnh: Thi Nguyễn. Minh họa: Hannah Hoàng.
Đang ngồi trên xe khách ăn dở bánh củ cải mua vội ở chợ, tôi chia nửa còn lại cho mẹ. “No rồi hả con?” cô khách bên cạnh hỏi tôi, mở đầu cho một cuộc trò chuyện rôm rả trong suốt hành trình còn lại. Khi về đến quê, tôi đã học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm để làm món này ngon hơn.
Bàn về sự giáo dục phụ nữ trong Nam Phong tạp chí qua ngòi bút Phạm Quỳnh
- Chi tiết
- Được đăng ngày 09 Tháng 9 2024
- Viết bởi Lã Khánh Giang. Ảnh bìa: Tiên Ngô.
Đầu thế kỷ 20 ở nước ta, sự du nhập của văn hóa phương Tây cùng với cái nền sẵn có của văn hóa phương Đông đã tạo nên nhiều cuộc tranh luận ở nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Thứ nhất, An Nam là đất nước có nền thi cử lâu đời, coi trọng việc học, sách thánh hiền; thứ hai, trong tâm trí phái trí thức luôn ấp ủ mong muốn cải tiến, đổi mới để theo kịp thời đại. Từ nhiều lý do khác nhau, vấn đề giáo dục về phụ nữ được bàn luận sôi nổi, trong đó, đáng chú ý là những tiếng nói đóng góp từ Phạm Quỳnh, được đăng tải trên Nam Phong tạp chí.
Bánh bò nướng chảo gói ghém hương vị ngọt lành của thốt nốt An Giang
- Chi tiết
- Được đăng ngày 07 Tháng 9 2024
- Viết bởi Uyên Đỗ. Ảnh: Jimmy Art Devier.
Có những thức quà dung dị mà gói trọn cả hương vị của một vùng đất.
Bên trong chợ Hoàng Hoa Thám, thánh địa của ngành công nghiệp đồ si Sài Gòn
- Chi tiết
- Được đăng ngày 04 Tháng 9 2024
- Viết bởi Phạm Thục Khuê. Ảnh bìa: Trường Dĩ.
Một con hẻm nhỏ nơi quần áo chất đống đến mức tràn ra cả mặt đường. Ấy chính là một hiện thân của nền công nghiệp đồ si ở Việt Nam.
Triển lãm điêu khắc mới của Vy Trịnh đưa ta phiêu lưu cùng 'ON DA DREAM'
- Chi tiết
- Được đăng ngày 30 Tháng 8 2024
- Viết bởi An Tran. Ảnh cung cấp bởi Galerie Quynh.
Những thanh ruy băng kim loại vừa cứng rắn vừa mềm mại như tia sáng, tràn lan, di chuyển và chiếm mọi ngõ ngách của khoảng không gian trống: lên xuống, trái phải, và vô vàn phương hướng. Qua một chuỗi những tác phẩm điêu khắc mới và sắp đặt phản hồi không gian, Vy Trịnh đã làm mờ ranh giới giữa khung cảnh đường phố và không gian triển lãm.
Nhà thiết kế trẻ lan tỏa tình yêu lịch sử qua búp bê mô phỏng các anh hùng dân tộc
- Chi tiết
- Được đăng ngày 29 Tháng 8 2024
- Viết bởi Bảo Hoa. Vẽ minh họa: Michael Angle. Ảnh bìa: Jessie Tran.
Nhà thiết kế đồ họa quê Thái Bình, được biết đến với nghệ danh Michael Angle, có niềm đam mê đặc biệt với các chương sử Việt Nam và muốn lan tỏa tình yêu đến với cộng đồng qua một dự án sáng tạo đặc biệt.
Men theo hàng dừa, ôn lại sự tích kẹo dừa Bến Tre qua lời bà tôi kể
- Chi tiết
- Được đăng ngày 28 Tháng 8 2024
- Viết bởi Thảo Nguyên. Ảnh bìa: Trường Dĩ.
Quà quê gói ghém đủ thứ hương vị của ký ức, dễ làm người ta thấy nhớ thấy thương về một vùng đất đã lâu chưa về. Tôi mở hũ kẹo dừa mẹ mới gửi từ quê lên, vẫn cái mùi quen thuộc làm gợi nhớ về góc bếp ngào ngạt hương thơm thuở nhỏ. Thì ra đó là cảm giác da diết khó tả mà người ta vẫn hay nhắc đến khi nhớ về quê hương.
Hẻm Gems: Hương vị Việt-Ấn ở quán bò kho gia truyền 30 năm tuổi
- Chi tiết
- Được đăng ngày 27 Tháng 8 2024
- Viết bởi Khang Nguyễn. Ảnh: Cao Nhân.
Mùa mưa Sài Gòn, cái lạnh thấm vào từng ngóc ngách của thành phố khiến người ta không khỏi thèm những món ăn nóng hổi. Cơn đói giờ tan tầm khiến tôi chợt thèm ấm áp để xoa dịu cái lạnh từ chiều mưa tầm tã. Loay hoay tìm tìm kiếm trên Google Maps, tôi tìm thấy quán Bò Kho Dì Út, may thay cách văn phòng chỉ 10 phút chạy xe.
Làng chổi đót 'núp hẻm' cuối cùng tại Sài Gòn
- Chi tiết
- Được đăng ngày 26 Tháng 8 2024
- Viết bởi Tuyết Nhi. Photos by Tuyết Nhi.
Nằm trong con hẻm nhỏ tại đường Phạm Phú Thứ ở quận 6 là “làng” chổi đót cuối cùng của Sài Gòn.
Hẻm Gems: Cô Ba Ân, quán nhỏ 'núp hẻm' đem ký ức phố Hội về Sài Gòn
- Chi tiết
- Được đăng ngày 23 Tháng 8 2024
- Viết bởi Khôi Phạm. Ảnh: Pete Walls và Cao Nhân.
Nếu phải dùng một từ để nói về phong thái ăn uống của người Sài Gòn, thì tôi sẽ chọn từ “sung túc.” Ai đã từng ngồi ghế nhựa trên vỉa hè, cố sức ăn cho bằng hết ly trà sữa trân châu full-topping, chắc sẽ thấm nhuần ngay triết lý ẩm thực “đầy ụ” này.
Gia đình 3 thế hệ giữ hồn nghề làm đầu lân truyền thống xứ Huế
- Chi tiết
- Được đăng ngày 22 Tháng 8 2024
- Viết bởi Xuân Phương. Ảnh: Xuân Phương.
Nằm ở miền Trung, mảnh đất cố đô Huế là cái nôi của nhiều sản phẩm thủ công truyền thống. Ẩn hiện trong từng sản phẩm là những đường nét mộc mạc, thanh thoát mang đậm dấu ấn tâm hồn người nơi đây. Trong số đó, những chiếc đầu lân làm ra từ đôi tay người dân Huế cũng mang những nét đặc trưng riêng.
Hẻm Gems: Uống cocktail, nghe mèo kể chuyện ở căn hộ ẩn mình trong cư xá cũ
- Chi tiết
- Được đăng ngày 21 Tháng 8 2024
- Viết bởi Uyên Đỗ. Ảnh: Uyên Đỗ, Pete Walls và Bam Trần.
“Thật ra thì chỗ này không phải là quán rượu đâu,” tôi loay hoay giải thích như một thói quen mỗi khi dắt một ai đó mới đến Nè.
Luận về vàng mã: Khi những thể chế chính trị, xã hội đối lập va chạm nhau trong tàn lửa
- Chi tiết
- Được đăng ngày 17 Tháng 8 2024
- Viết bởi Thi Nguyễn. Đồ hoạ: Hannah Hoàng, Phan Nhi và Hương Đỗ.
Hình ảnh vàng mã, đồ cúng đã ăn sâu vào tâm trí của tôi từ trước khi tôi biết chúng là gì. Mỗi dịp đám giỗ ông ngoại, mẹ tôi lại dựng một bát hương to trước sân nhà, và chuẩn bị sẵn một xấp tiền âm phủ để đốt. Tôi cứ nhớ mãi cảnh tượng từng mảnh giấy lần lượt hóa thành tro khói, biến mất vào thinh không như chưa từng tồn tại.
Lĩnh Nam Chích Quái: Hồn cổ khoác lớp áo ma mị của Tạ Huy Long
- Chi tiết
- Được đăng ngày 14 Tháng 8 2024
- Viết bởi Nhi Phạm. Ảnh: Alberto Prieto.
Lĩnh Nam Chích Quái, ấn phẩm kỷ niệm 60 năm nhà xuất bản Kim Đồng, ghi lại những câu chuyện thần thoại kì ảo lưu truyền hàng nghìn năm trong dân gian. Với phần minh hoạ vô cùng kỳ công do họa sĩ Tạ Huy Long thể hiện, ấn phẩm chắc chắn là một sự lựa chọn hoàn hảo cho độc giả yêu thích không khí ma mị.