Chân dung người Việt sống động qua nét mực bút Thiên Long của thầy giáo Philippines
- Chi tiết
- Được đăng ngày 12 Tháng 11 2024
- Viết bởi Michael Tatarski. Ảnh: Nomer Adona.
Nomer Adona đã sống ở Việt Nam từ năm 1994 đến nay. Chặng đường 26 năm này đã ghi dấu nhiều thay đổi trong sự nghiệp của anh — từ một kiến trúc sư làm việc cho chính phủ Malaysia trở thành giảng viên trường quốc tế.
Len lỏi trong ngõ chợ Đồng Xuân để nhâm nhi hết hương vị ẩm thực Hà Nội
- Chi tiết
- Được đăng ngày 11 Tháng 11 2024
- Viết bởi Trần Thị Ngọc Tân. Ảnh: Trần Thị Ngọc Tân
Là một người mê ẩm thực, tôi thường dành thời gian tìm kiếm những quán ăn, khám phá nét đặc trưng của từng món.
Viết cho những khu gia binh thương nhớ trong ký ức Hà Nội xưa
- Chi tiết
- Được đăng ngày 10 Tháng 11 2024
- Viết bởi Lã Khánh Giang. Minh họa: Ngọc Tạ.
Nhớ về Hà Nội, là nhớ về vùng đất nghìn năm văn hiến, nơi lưu giữ dáng dấp của con người Việt Nam xưa. Từng ngõ ngách trong lòng thủ đô đều khiến lòng người bồi hồi mỗi khi đi tới. Bởi lẽ, nơi ấy vừa giữ gìn những thời khắc mưa bom đạn lạc, vừa giữ gìn thời khắc bình yên, thường nhật. Và trong lòng thủ đô tồn tại một không gian vô cùng đặc biệt, đã góp phần làm nên một Hà Nội có nhịp sống chậm rãi trong sự phát triển không ngừng của đất nước. Nơi ấy được gọi với cái tên là “khu gia binh.”
Hẻm Gems: Đến ngoại thành Gò Vấp để thử cơm jollof Nigeria 'có một không hai'
- Chi tiết
- Được đăng ngày 07 Tháng 11 2024
- Viết bởi Khôi Phạm. Ảnh: Cao Nhân.
Ẩm thực là một phần của lịch sử. Nhiều người chỉ xem đó là dinh dưỡng cần thiết để duy trì sự sống, nuốt nhanh ăn vội cho qua bữa. Nhưng thực tế cho thấy, rất nhiều loại thực phẩm đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến lịch sử nhân loại, như mía đường, dầu cọ, và hàng trăm loại gia vị khắp thế giới. Trong khuôn khổ nước ta, rất nhiều món ăn tưởng chừng như dân dã, như hủ tiếu Nam Vang hay cà ri gà, cũng là minh chứng sống cho những giai thoại lịch sử Việt Nam.
Câu chuyện đằng sau các trạm biến áp kiểu Pháp ở Sài Gòn
- Chi tiết
- Được đăng ngày 06 Tháng 11 2024
- Viết bởi Uyên Đỗ. Ảnh: Cao Nhân.
Len lỏi giữa phố phường hiện đại, những trạm biến áp với tuổi đời hàng chục năm là nhân chứng cho một thời kỳ lịch sử được ghi khắc bởi di sản phức tạp của chế độ thực dân Pháp.
Đạm Phương nữ sử và những bài học về nữ quyền từ 100 năm trước
- Chi tiết
- Được đăng ngày 30 Tháng 10 2024
- Viết bởi Uyên Đỗ. Ảnh bìa: Mai Khanh.
“Đàn bà là người, đàn bà là phần nửa nhân loại... Nếu tất cả đàn bà thế giới không có học thức thì một nửa nhân loại có lẽ sẽ là thú cả.”
Hẻm Gems: Tìm đến Aoya Ramen để ăn thử tô mì shoyu ngon nhất nhì vỉa hè Sài Gòn
- Chi tiết
- Được đăng ngày 29 Tháng 10 2024
- Viết bởi Khôi Phạm. Ảnh: Pete Walls.
Lần đầu tiên tôi thử tìm đường đến Aoya Ramen là vào một tối thứ Hai. Khi ấy, vạt lề đường trong hình trên mạng không một bóng người, mì ramen, hay quán xá. Tôi tiu nghỉu phát hiện ra quán nghỉ thứ Hai hàng tuần. Lần thứ hai, chưa kịp vui mừng vì quán mở cửa, lòng tôi khựng lại vì ngay bên trái xe mì là một hàng dài thực khách đã đứng chờ từ trước. Lần thứ ba, rút kinh nghiệm từ lần hai, tôi cố tình tới trễ hơn vào khoảng tám rưỡi, thì lại bàng hoàng nghe được quán đã hết sạch ramen.
Thế giới sinh động bên trong 'hội thao' chim cảnh Sài Gòn
- Chi tiết
- Được đăng ngày 22 Tháng 10 2024
- Viết bởi Paul Christiansen và Nhung Nguyễn. Ảnh: Alberto Prieto.
Từng chiếc xe máy chầm chậm đến, chở theo những lồng chim phủ kín vải, rồi đậu lại trên bãi sỏi cạnh quán cà phê sân vườn, nơi tiếng hót trong trẻo vọng ra từ lơ lửng trên cao
Dù có đi phương nào, nơi đâu có thùng xốp dán băng keo, ở đó có Việt Nam
- Chi tiết
- Được đăng ngày 16 Tháng 10 2024
- Viết bởi Paul Christiansen. Ảnh: Paul Christiansen.
“If you know, you know.” (Ai hiểu thì hiểu)
Cùng nhau tập thể (dục) qua tuần lễ nghệ thuật du hành Nổ Cái Bùm 2024
- Chi tiết
- Được đăng ngày 15 Tháng 10 2024
- Viết bởi An Tran. Ảnh bìa: Tống Khánh Hà.
Diễn ra tại Đà Nẵng và Hội An vào tháng 8/2024, tuần lễ du hành nghệ thuật Nổ Cái Bùm 2024 trở thành nơi nhiều nghệ sĩ trưng bày tác phẩm của mình, thu hút được nhiều sự chú ý của đông đảo người tham gia trong nước và quốc tế. Từ không gian bảo tàng đến quán bar hoặc quán cafe, từ bờ biển đến sân khấu – tất cả đều có thể trở thành không gian triển lãm, đàm thoại, chiếu phim và trình diễn.
5 công trình thể hiện bản sắc của kiến trúc hiện đại Việt Nam
- Chi tiết
- Được đăng ngày 14 Tháng 10 2024
- Viết bởi Saigoneer. Minh họa bìa: Mai Khanh.
Dạo quanh bất kỳ con phố nào ở trung tâm Sài Gòn, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp sự hòa trộn thú vị của các phong cách kiến trúc. Những tòa nhà chọc trời theo phong cách quốc tế, mang vẻ đẹp hiện đại nhưng có thể đơn điệu, xen kẽ giữa các ngôi chùa Phật giáo thanh tịnh, và biệt thự cổ màu vàng từ thời thuộc địa nằm nép mình giữa biển nhà ống san sát. Giữa bức tranh kiến trúc đa dạng ấy, mặt tiền xám của các công trình phong cách hiện đại Việt Nam dường như bị chìm khuất trong nhịp sống hối hả của đô thị.
Tử Mộc Trà, nghệ sĩ sắp đặt kể chuyện văn hóa bằng lớp lang chất liệu
- Chi tiết
- Được đăng ngày 10 Tháng 10 2024
- Viết bởi Văn Tân. Nguồn ảnh: Tử Mộc Trà.
Tử Mộc Trà, tên thật là Phạm Thùy Dương, là một nữ nghệ sĩ 9x sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Hành trình theo đuổi nghệ thuật của cô được nuôi dưỡng bởi thiên cảm cá nhân, truyền thống gia đình và trải nghiệm gạn lọc từ những tháng ngày xê dịch.
Luận tội lục bình, kẻ xâm lược sông nước Việt bằng vẻ đẹp phù phiếm
- Chi tiết
- Được đăng ngày 07 Tháng 10 2024
- Viết bởi Paul Christiansen. Đồ họa: Mai Khanh.
Trôi khắp bao nhánh sông, những hệ thống rễ, cuốn, lá đan xen tạo thành bao bụi lục bình xanh mướt, nhấp nhô theo dòng nước nhờ phần thân rỗng xốp, điểm xuyết bởi những cánh hoa hồng tim tím xếp nếp, dịu dàng như tà áo dài.
Hẻm Gems: Quán mì hoành thánh gia truyền 3 thập kỷ trong xóm nhỏ Bình Dương
- Chi tiết
- Được đăng ngày 02 Tháng 10 2024
- Viết bởi Quân. Ảnh: Quân.
Nhiều người khi đặt chân đến Bình Dương sẽ thắc mắc xem: nên ăn gì bây giờ? Điều này dễ hiểu, không phải vì nơi đây ít món ăn, mà vì Bình Dương là nơi giao thoa của nhiều cộng đồng văn hóa, nền ẩm thực ở đây cũng vì thế mà đa dạng hơn. Cái khó là không biết chọn món nào để ăn.
Thế giới sinh động dưới gầm cầu, 'nơi chốn thứ ba' ẩn dấu trong lòng Sài Gòn
- Chi tiết
- Được đăng ngày 30 Tháng 9 2024
- Viết bởi Uyên Đỗ. Ảnh: Nikolai Sokolov.
Nơi chốn thứ ba (danh từ): Một địa điểm ngoài không gian sống và làm việc, nơi mọi người giao lưu và tương tác xã hội.
Bưu điện Thành phố, Benjamin Franklin, và niềm tự hào nước Mỹ xa phương
- Chi tiết
- Được đăng ngày 29 Tháng 9 2024
- Viết bởi Paul Christiansen. Ảnh: Alberto Prieto.
Không khó để tìm thấy hiện thân của văn hóa Mỹ ở Sài Gòn.
Dòng chảy cuộc sống Cần Thơ qua bộ ảnh quý năm 1965
- Chi tiết
- Được đăng ngày 25 Tháng 9 2024
- Viết bởi Saigoneer.
Với dân số hơn 1,5 triệu người và đầy đủ các tiện ích của một đô thị hiện đại như sân bay quốc tế, trung tâm thương mại, Cần Thơ là một trong những thành phố lớn và sầm uất nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thế nhưng, trước khi trở thành trọng điểm kinh tế, giáo dục và văn hóa sầm uất như ngày nay, Cần Thơ vốn chỉ là một cảng cá be bé, nơi người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề đánh bắt cá và buôn bán nhỏ lẻ.
Khám phá thế giới tranh sơn mài truyền thống qua triển lãm cá nhân của họa sĩ Nguyễn Xuân Việt
- Chi tiết
- Được đăng ngày 24 Tháng 9 2024
- Viết bởi An Tran. Ảnh cung cấp bởi Eight Gallery.
Làm thế nào để một họa sĩ gìn giữ và tiếp nối di sản của sơn mài truyền thống qua nhiều thế hệ? Qua triển lãm cá nhân lần này, họa sĩ Nguyễn Xuân Việt thể hiện sự thành thạo và hiểu biết rộng lớn, cũng như là đam mê vô hạn của ông với sự nghiệp vẽ tranh sơn mài.
“Nguyễn Xuân Việt: Người giữ lửa cho sơn mài” là một triển lãm cá nhân của họa sĩ Nguyễn Xuân Việt. Diễn ra tại Eight Gallery, triển lãm trưng bày 58 tác phẩm sơn mài và sơn dầu được vẽ trong khoảng năm 1980 đến 2022.
Nguyễn Xuân Việt không phải là một cái tên xa lạ trong cộng đồng mỹ thuật Việt Nam. Ông được biết đến nhờ việc cống hiến hơn nửa cuộc đời và năng lực sáng tạo của mình để vẽ tranh sơn mài truyền thống. Thấy rõ được sự đam mê của ông đối với chất liệu đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn và tỉ mỉ này, nhà sưu tập tranh Trần Hậu Tuấn gọi ông là “người giữ lửa cho sơn mài,” một người họa sĩ xem sơn mài như tín ngưỡng của mình.
Sinh ra tại Nakhon Phanom (vùng đông bắc Thái Lan), Nguyễn Xuân Việt (1949) trở về Việt Nam một mình từ khi còn rất trẻ để tham gia vào chiến trường miền Nam, học tại trường Mỹ thuật Việt Nam tại Hà Nội và trường Đại học Mỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh, và rồi trở thành học trò của danh họa Nguyễn Gia Trí (1908 - 1933) một năm sau khi thống nhất đất nước.
Điều đầu tiên mà ta bắt gặp khi bước vào phòng tranh là những tác phẩm sơn mài khổ lớn bắt mắt. Đề tài chính của những tác phẩm được trưng bày bao gồm phong cảnh, sinh hoạt và chuyển động của con người, và thiên nhiên. Sen (2004) là một tác phẩm tiêu biểu trong căn phòng này, với đường nét và màu sắc rất chi tiết và uyển chuyển. Tác phẩm được tạo nên nhờ sự kết hợp giữa sơn mài truyền thống và chất liệu như vỏ trứng, làm nổi bật lên được kết cấu và sức sống của tác phẩm.
Nhiều tác phẩm của Nguyễn Xuân Việt, bao gồm những tác phẩm trong triển lãm này và kể cả những bộ sưu tập khác, thường xoay quanh đề tài đức tin. Khá nhiều dòng tôn giáo được thể hiện qua các tác phẩm: câu chuyện Phật Đản sinh, đêm Giáng sinh, chân dung của những bức tượng trong đền Ấn giáo, sinh hoạt của con người ở đền Angkor Wat, và chân dung của người phụ nữ Hồi giáo. Khi được hỏi về sự đa dạng tôn giáo trong tác phẩm của mình, vị họa sĩ đề cập đến nguồn cảm hứng từ di tích của những ngôi đền cổ. Hầu hết những tác phẩm nổi tiếng liên quan đến tôn giáo được vẽ bằng chất liệu sơn dầu. Điều này khiến cho họa sĩ muốn thử nghiệm với sơn mài, với mục đích truyền tải đến nhiều người xem từ nhiều văn hoá và tín ngưỡng khác nhau.
Di chuyển lên tầng trên của phòng tranh, ta sẽ thấy một loạt tranh sơn dầu phong cảnh, khỏa thân và chân dung. Đây là một yếu tố khá bất ngờ trong triển lãm cũng như từ phía họa sĩ, vì bình thường ông được biết đến với thực hành vẽ sơn mài. Họa sĩ đã sáng tác những tác phẩm sơn dầu này trong thầm lặng, và dường như chưa từng trưng bày cho công chúng. Hầu hết các tác phẩm trong triển lãm lần này được vẽ và lấy cảm hứng từ chuyến đi Paris của ông từ năm 1999 đến năm 2000.
Ngoài cảm hứng về tranh phong cảnh, chân dung và tôn giáo, vẽ trừu tượng là một điểm nổi bật trong sự nghiệp nghệ thuật của Nguyễn Xuân Việt. Tuy ông không phải là người họa sĩ đầu tiên vẽ trừu tượng với sơn mài truyền thống, nhưng sự kiểm soát về chất liệu, đường nét và dòng chảy không giới hạn của màu sắc, kèm theo kỹ thuật vẽ lâu năm làm các tác phẩm trở nên đặc biệt theo phong cách riêng của ông. Họa sĩ đã nhận định rằng ông không có ý định vẽ một điều gì đó cụ thể, và đơn giản chỉ theo đuổi tự do sáng tạo của riêng mình. Có lẽ vì điều này mà người xem sẽ cần phải dùng trí tưởng tượng của mình để cảm nhận. Xem tranh sơn mài trừu tượng của Nguyễn Xuân Việt giống như bước vào một điều sâu thẳm nào đó chưa từng được khai phá.
Triển lãm không chỉ trưng bày tranh sơn mài, mà còn bao gồm cả nhiều ấn phẩm được chuẩn bị bởi chính họa sĩ. Trong suốt thời gian theo học và trợ lý cho danh họa Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Xuân Việt đã luôn luôn ghi chép lại lời của thầy nói về phương pháp vẽ và những nhận định của ông về sự sáng tạo. Khi ông nhận ra rằng hầu như không ai thật sự hiểu rõ về sơn mài trong những năm 1980, ông đã sưu tầm lại tất cả những ghi chép và tài liệu nghiên cứu quan trọng, đồng thời nhấn mạnh lịch sử sơn mài truyền thống, cũng như tầm quan trọng và khả năng của nó trong nghệ thuật nước nhà.
Ấn phẩm Nguyễn Gia Trí nói về sáng tạo cùng với ba phiên bản đang được trưng bày, ghi chú lại những ý tưởng quan trọng của người thầy danh họa, cũng như tài liệu quan trọng về sơn mài và sơn ta. Ngoài ra, tuyển tập thơ Thời gian biển khơi được viết bởi chính Nguyễn Xuân Việt, thể hiện câu chuyện xuất thân của mình, những hoài niệm về nơi chốn quê hương, thế giới quan, và trải nghiệm cá nhân qua những chuyến đi. Nếu như lật qua từng trang sách, người xem sẽ thấy được sự tương đồng giữa những câu thơ và tác phẩm trong triển lãm, thể như chúng bổ trợ cho nhau và liên hệ mật thiết với nhau.
Ngoài sự thành thạo và tỉ mỉ được thể hiện qua từng bức tranh, có một giá trị thời gian luôn nằm ẩn ở đâu đó trong những tác phẩm của Nguyễn Xuân Việt. Màu sắc trong tác phẩm phong cảnh của họa sĩ không quá đậm hay quá rực rỡ, và trên bề mặt luôn có một vài mảng màu tối của sự cũ kĩ nhất định. Những yếu tố này thể hiện vết tích của thời gian, khi tác phẩm sống qua nhiều năm tháng theo một cách trọn vẹn nhất. Là người giữ lửa cho sơn mài, Nguyễn Xuân Việt đang tiếp tục duy trì di sản nghệ thuật Việt Nam quan trọng từ người đi trước để lại, và gìn giữ tiếp nối cho những thế hệ sau. Sơn mài truyền thống đã trở thành ngôn ngữ thị giác của ông. Với một niềm tự hào, đây chính là phương pháp độc đáo mà ông sử dụng để đối thoại với thế giới.
“Nguyễn Xuân Việt: Người giữ lửa cho sơn mài” hiện đang được trưng bày tại Eight Gallery đến ngày 29/09/2024. Thông tin chi tiết có thể được tìm thấy qua trang Facebook tại đây.
Về An Giang xem lễ hội đua bò truyền thống của người Khmer
- Chi tiết
- Được đăng ngày 20 Tháng 9 2024
- Viết bởi Uyên Đỗ. Ảnh: An Bùi.
Cứ mỗi tháng 8 âm lịch hằng năm, người dân tứ xứ lại có dịp tụ hội về vùng đất Bảy Núi để hòa vào không khí rộn ràng của trường đua dân dã và cổ vũ cho các “chiến ngưu” mà mình yêu thích.
Hẻm Gems: Giải nhiệt với xe sâm bổ lượng hẻm gia truyền và chè trứng cút
- Chi tiết
- Được đăng ngày 19 Tháng 9 2024
- Viết bởi Khang Nguyễn. Ảnh: Cao Nhân.
Trong ký ức tuổi thơ về những ngày hè oi ả, tôi nhớ mãi hương vị những chén chè mẹ mua để giúp tôi cai nghiện nước ngọt. Trong số đó, chè người Hoa đặc biệt thu hút tôi nhờ cách bày biện độc đáo. Tuy nhiên, mỗi lần muốn thưởng thức, tôi lại sợ phải vượt qua cảnh kẹt xe để tới Chợ Lớn. Vì vậy, khi tình cờ tìm thấy trên Google quán Chè Sâm Bổ Lượng 399, quán lâu đời của gia đình người Hoa cách văn phòng tôi chỉ 7 phút đi xe, tôi biết mình nhất định phải đến thử.