Dẫu có thế nào, ta cũng nên yêu thương Sở thú Sài Gòn
- Chi tiết
- Được đăng ngày 14 Tháng 1 2021
- Viết bởi Paul Christiansen. Đồ họa: Hannah Hoàng. Ảnh: Alberto Prieto.
Chúng ta đều muốn có thứ mình không thể có. Thứ mà mình chỉ nhìn được nhưng không chạm được. Thứ đong đưa trước
mặt nhưng lại ở ngoài tầm với, giống như quả táo ngon lành đang lủng lẳng trên cành, chỉ cách chiếc lưỡi đang thè ra
của con hươu cao cổ một vài phân.
Gặp Cam, chàng rapper tếu táo thích tỉ tê bằng âm nhạc
- Chi tiết
- Được đăng ngày 12 Tháng 1 2021
- Viết bởi Mầm.
Sinh ra từ đường phố và những khu ổ chuột, rap/hip-hop thường có ca từ gai góc, cách thể hiện gay gắt và giai điệu ầm ĩ. Nhưng với chàng trai họ Lê, tên Toàn, nghệ danh là Cam, rap như thể một phương tiện giúp anh tỉ tê tâm sự, về những mảnh chuyện đời anh chứng kiến, tưởng tượng và cả những rung cảm anh thấm qua một bộ phim hay cuốn sách hay.
Hẻm Gems: Quán cà phê trong biệt thự Pháp cổ cho những tâm hồn tĩnh lặng
- Chi tiết
- Được đăng ngày 12 Tháng 1 2021
- Viết bởi Paul Christiansen. Ảnh: Alberto Prieto.
Nếu được nhân cách hóa, Vừng Ơi Mở Ra Cafe sẽ là một người bạn lớn tuổi, tinh tế và ẩn chứa nhiều điều thú vị.
Tại Quận 3, TP.HCM có rất nhiều biệt thự Pháp từ lâu đã xuống cấp hoặc bị san phẳng để nhường chỗ cho các tòa nhà văn phòng, khách sạn, nhà hàng và nhà ở hiện đại. Tuy nhiên, một số biệt thự vẫn được sử dụng và trở thành nhà riêng hoặc địa điểm công cộng. Một trong số đó là tòa nhà đã có tuổi đời hàng thập kỷ này, một điểm đến yên bình nhưng có phong cách rất riêng dành cho những người muốn thưởng thức nhạc sống trữ tình trong không gian nhẹ nhàng và lắng đọng cảm xúc.
Tên quán được lấy ý tưởng từ câu thần chú nổi tiếng trong truyện 'Alibaba và bốn mươi tên cướp'. Để vào quán cà phê này, bạn không cần bất kỳ một mật khẩu hay thần chú nào, nhưng sẽ phải đi qua một con hẻm quanh co trên đường Trần Quốc Thảo để đến được cánh cổng kỳ bí. Tiền sảnh ở tầng trệt chỉ có một ít đồ nội thất và treo khá nhiều tranh. Không gian mang cảm giác riêng tư đến mức nếu không có tấm biển hướng dẫn khách đi lên cầu thang chắc sẽ chẳng có ai dám tự nhiên bước vào.
Cách đây vài năm khi Urbanist lần đầu ghé thăm Vừng Ơi Mở Ra Cafe, lấp đầy không gian quán là cả một bộ sưu tập các đồ vật gợi cho ta cảm giác hoài cổ: ghế gỗ và gối nhung, khăn trải bàn và rèm cửa làm bằng vải dày, thiết bị gia dụng và đồ điện tử cũ, sách báo đủ loại, ảnh chụp, và đồ trang trí treo đầy những bức tường nhiều màu. Lối bài trí này giống với nhiều quán cà phê mang phong cách retro đã trở nên phổ biến những năm gần đây, đặc biệt là với giới trẻ thành phố.
Giờ đây, không gian quán đã có nhiều thay đổi, giản dị và tinh tế hơn, như một người đã trưởng thành qua năm tháng. Bộ ghế bọc da mềm mại cùng bàn gỗ trơn đã thế chỗ những món đồ nội thất trông rối mắt trước đây. Và cũng giống như phong thái tự tin cởi mở của một người từng trải, quán đã phá bỏ một phần bức tường trong nhà để “mở lòng” mình hơn với khách ghé thăm.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là quán đã mất đi chất riêng. Ta vẫn nhìn thấy một số món đồ trang trí mang tính thẩm mỹ cao như máy đánh chữ, điện thoại bàn và radio. Để tạo điểm nhấn cho bức tường được sơn lại màu trắng, chủ quán treo những bức tranh cắt dán làm từ các mẩu báo được xuất bản trong thập niên 70 và đóng khung cẩn thận. Trên đó có trích đoạn của một truyện ngắn giật gân, tin quảng cáo, và vài trang truyện tranh — những nội dung vụn vặt và xa xưa như thể ta đang lắng nghe một người kể câu chuyện xưa cũ, nội dung thì nửa nhớ nửa quên. Bên cạnh đó, một vài bức ảnh và tranh vẽ không có miêu tả rõ ràng cũng như đang thuật lại điều gì đó thú vị lắm nhưng bối cảnh vẫn còn bỏ ngỏ. Ngoài ra, quán còn có hoa tươi và cây kiểng để tạo mảng xanh giúp không gian thêm phần duyên dáng.






Vừng Ơi Mở Ra Cafe hoàn toàn vắng khách vào buổi chiều chúng tôi ghé thăm. Không gian yên tĩnh rất phù hợp cho đối tác kinh doanh thảo luận; chỗ ngồi thoải mái cũng lý tưởng cho bạn bè tán gẫu về những chuyện "trên trời dưới đất" như tại sao bạn luôn nghe tin về người nổi tiếng khi họ qua đời chứ không phải khi họ sinh ra; hoặc chàng hay nàng phải chủ động "nhích" trước trong một mối quan hệ...
Trong lúc chúng tôi ngồi trò chuyện, túc tắc một vài vị khách đến. Họ làm việc trên máy tính hoặc tán gẫu với nhau, và có một nhóm đã kỳ công tổ chức hẳn một buổi chụp hình selfie để đăng lên Instagram.
Tuy nhiên, không phải lúc nào Vừng Ơi Mở Ra Cafe cũng yên tĩnh như vậy. Mỗi đêm, từ 8 giờ 45 tối đến khuya, nơi đây tổ chức các buổi biểu diễn nhạc acoustic. Tất cả chỗ ngồi đều hướng về sân khấu để khách có thể thưởng thức âm nhạc thay vì xem nó như một thứ âm thanh làm nền cho cuộc trò chuyện. Ca sĩ sẽ hát live trên trên tiếng đệm đàn piano, nhưng buổi biểu diễn không vì thiếu vắng nhạc cụ điện mà kém phần sôi động như ta vẫn tưởng.
Với không gian thu hút cùng chương trình nhạc sống chất lượng, quán có thể chỉ phục vụ nước lọc và kẹo dẻo cũng sẽ có khách ghé thăm. Nhưng thật mừng là quán đã không làm thế. Thực đơn ở đây không quá cầu kỳ mà bao gồm những lựa chọn đơn giản như cà phê, nước trái cây, bia rượu, kem và một ít đồ ăn nhẹ. Giá thành hơi cao so với mặt bằng chung (65.000 đồng cho một lon bia 333, 50.000 đồng cho một ly cà phê). Ngoài ra còn có phụ phí trong các buổi biểu diễn, nhưng giá này cũng rất đáng nếu như bạn muốn ở lại lâu hơn.

Vừng Ơi Mở Ra Cafe đã tìm ra “cái tôi” của mình trong phong cách tinh tế mà gần gũi; đi ngược lại các xu hướng nổi bật của vô số quán cà phê Sài Gòn — như là lối bài trí đậm chất retro hay thiết kế rập khuôn và khô khan của các chuỗi cafe. Với vị trí thuận lợi và không gian yên tĩnh, Vừng Ơi Mở Ra Cafe chắc chắn là một địa điểm rất đáng ghé thăm.
Vừng Ơi Mở Ra Cafe mở cửa từ 7 giờ 30 đến 10 giờ 30.
Đánh giá:
Hương vị: 3/5
Giá cả: 3/5
Không gian: 5/5
Độ thân thiện: 4/5
Địa điểm: 5/5
Vừng Ơi Mở Ra Cafe
61 Trần Quốc Thảo, Phường 7, Quận 3

Bảo tồn 'họa sắc Việt' thông qua số hóa tranh Hàng Trống
- Chi tiết
- Được đăng ngày 11 Tháng 1 2021
- Viết bởi Khôi Phạm. Nguồn ảnh: S-River.
Tranh Hàng Trống là một dòng tranh dân gian tiêu biểu của Việt Nam, kết tinh nhiều giá trị thẩm mỹ, tinh thần và tín ngưỡng của người kinh kỳ xưa, trong đó có các tác phẩm nổi tiếng như: Lý ngư vọng nguyệt, Ngũ hổ, Tứ bình, Tố nữ...
Khi bạn trẻ Hà Nội 'phục hưng' văn hóa chơi đĩa than
- Chi tiết
- Được đăng ngày 08 Tháng 1 2021
- Viết bởi Bex Hughes. Nguồn ảnh: VOC Records.
Vừa qua, sự kiện Hanoi Records Day lần thứ hai do VỌC Records tổ chức đã diễn ra tại Quán Cầm. Saigoneer đã có dịp gặp gỡ những người tổ chức và cả người tham gia để trao đổi về văn hóa săn đĩa than (crate-digging) đang ngày càng thịnh hành trong giới yêu nhạc tại Việt Nam.
Hẻm Gems: Với Madam Oyster, ẩm thực Đài Loan không chỉ là trà sữa
- Chi tiết
- Được đăng ngày 07 Tháng 1 2021
- Viết bởi Mervin Lee. Ảnh: Mervin Lee.
Ẩm thực Đài Loan có lẽ là một trong những nền ẩm thực Châu Á chưa được công nhận đúng tầm nhất. Dù đã xuất hiện ở Sài Gòn từ sớm khi những thương gia người Đài đến Việt Nam kinh doanh ngay sau khi đất nước ta bước sang thời kỳ Đổi Mới năm 1986, nhưng các món ngon của nước bạn vẫn chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam.
Triển lãm graffiti 'The Humanimal' và hành trình 15 năm sáng tạo của Daos501
- Chi tiết
- Được đăng ngày 06 Tháng 1 2021
- Viết bởi Nhi Phạm. Nguồn ảnh: Interlink.
Bộ tác phẩm "The Humanimal" do Daos501 — “tay sơn” gạo cội của làng graffiti Việt — mang đến sự kiện nghệ thuật Interlink vừa qua đã gợi mở ra sự liên kết giữa tự nhiên và con người theo cách đầy ấn tượng.
Vượt ra khỏi công năng, giàn leo còn là thư viện thẩm mỹ người Việt
- Chi tiết
- Được đăng ngày 04 Tháng 1 2021
- Viết bởi Phạm Phú Vinh. Ảnh: Alberto Prieto.
Việt Nam là nơi duy nhất trên thế giới vào thời điểm này mà kiến trúc hiện đại được lên ý tưởng, triển khai xây dựng bởi người dân trên một vùng lãnh thổ lớn, và từ đó lưu giữ "khẩu vị" về thẩm mỹ của nhân dân. Một ví dụ nổi bật là giàn leo trên sân thượng các căn nhà phố và sự biến đổi của về nhận dạng cấu trúc này theo thời gian.
[Video] Hình ảnh Việt Nam năm 1995 trong MV của Tanita Tikaram
- Chi tiết
- Được đăng ngày 24 Tháng 12 2020
- Viết bởi Saigoneer.
Tanita Tikaram là một nhạc sĩ-ca sĩ người Anh. Cô bắt đầu sự nghiệp với album Ancient Heart vào năm 1988 trong đó có các đĩa đơn ‘Twist in My Sobriety’ và ‘Good Tradition’. Album đầu tay đã giúp Tanita gặt hái nhiều thành công ở châu Âu.
Gặp bé Củ Lạc, ngôi sao của sân khấu kịch Rối Thể nghiệm Mắt Trần Ensemble
- Chi tiết
- Được đăng ngày 23 Tháng 12 2020
- Viết bởi Elise Luong. Ảnh: Alberto Prieto.
Vài tuần trước, tôi may mắn được chứng kiến Củ Lạc bước những bước đầu tiên trên căn gác xép kiêm studio luyện tập của Mắt Trần Ensemble — tổ hợp múa rối thể nghiệm đầu tiên ở Hà Nội.
[Vẽ minh họa] Từ đồ ăn vặt đến cơm mẹ nấu, ẩm thực Việt phong phú qua nét vẽ của KAA Illustrations
- Chi tiết
- Được đăng ngày 22 Tháng 12 2020
- Viết bởi Saigoneer.
Nếu như bánh mì và cơm tấm là đại diện tiêu biểu của ẩm thực Việt Nam trong mắt bạn bè năm châu, thì một tô cà ri gà hay đĩa thịt kho tàu cũng là những món ăn không thể không kể đến trong bữa cơm hằng ngày của người Việt.
Hẻm Gems: Khi nhà hàng chay trở thành mái ấm của những chú chó bị bỏ rơi
- Chi tiết
- Được đăng ngày 22 Tháng 12 2020
- Viết bởi Michael Tatarski. Ảnh: Michael Tatarski. Ảnh bìa: Hannah Hoàng.
Cuộc sống của những chú chó lẫn người yêu chó tại Sài Gòn không hề dễ dàng khi phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.
[Ảnh] 'Đột nhập' xưởng tái chế rác thải nhựa ở Sài Gòn
- Chi tiết
- Được đăng ngày 17 Tháng 12 2020
- Viết bởi Jim Selkin. Ảnh: Jim Selkin.
Đúng 4h30 sáng, tôi có mặt tại góc phố gần nhà như đã hẹn trong tin nhắn để đón xe đến một xưởng tái chế nhựa. Tôi đã muốn đến đây để lấy tư liệu cho bài viết từ rất lâu rồi và nghĩ rằng di chuyển tới xưởng cũng mất hàng giờ đồng hồ nên cũng chẳng thắc mắc tại sao phải khởi hành sớm đến thế.
Tờ mờ sáng, tôi đi bộ tới điểm hẹn nằm ở góc đường Đào Trí, Quận 7. Còn những 15 phút nữa mới tới giờ hẹn nhưng tôi không hề đơn độc trong không gian tĩnh lặng này, lác đác trên đường là một vài người thu gom rác thải tái chế đang miệt mài đạp xe đẩy. Bỗng xuất hiện mấy chiếc xe đầu kéo khiến tôi bất ngờ đến mức không biết phản ứng thế nào, đoàn xe đang rời bến cảng với đầy thùng hàng phía sau, ánh đèn pha như đâm xuyên qua bầu trời màu xanh mực. Có anh tài xế taxi dừng lại hút điếu thuốc. Sau đó, một người chạy bộ quẹo vào đoạn đường tôi đang đứng. Anh giật mình khi thấy có người khác cũng ra đường lúc trời còn tối thế này. Anh nói lớn: “Thể dục giải nhiệt buổi sáng,” như để giấu đi nỗi sợ hãi của mình.
Đèn pha từ chiếc xe container rọi sáng đêm đen trên đường Đào Trí.
Đúng giờ hẹn, Hải và Sử lái xe tải đến và ra hiệu cho tôi vào xe. Tôi ngồi yên và nhắm mắt lại, những tưởng chuyến đi sẽ khá thoải mái và nhẹ nhàng. Nhưng không, Hải lái xe một cách đầy phiêu lưu trong khi say sưa với những bản nhạc Việt phát ra từ cặp loa trên bảng điều khiển, từ nhạc trữ tình sâu lắng đến giai điệu rock cuồng nhiệt của thập niên 1980. Dĩ nhiên là tôi không thể ngủ được, những âm thanh này gợi nhắc về quãng thời gian tôi còn phải lái xe đi làm vào mỗi đêm. Khi rời đoạn đường quốc lộ thuộc huyện Bình Chánh, chúng tôi đi vào những con đường quê chẳng phân làn đường và cũng không biết bao lâu rồi chưa được san lại cho bằng phẳng.
Chuyến đi kéo dài gần một tiếng thì Hải giảm tốc độ, dừng xe, đậu trước một cánh cổng sắt đang còn khóa chặt, phía sau một chiếc xe tải khác. Anh vừa mở cửa xe vừa nói lớn “Nghỉ uống ly cà phê chút!” Chúng tôi đi bộ thêm 50 mét nữa để đến quán nước ven đường, người bán hàng dọn ra những chiếc ghế gấp và phục vụ cà phê đá cho các anh tài xế và công nhân nhà xưởng đang dần dần kéo đến.
Giờ đây tôi đã hiểu tại sao phải xuất phát sớm như vậy. Mỗi lần chỉ một xe tải được phép dỡ hàng và xe nào cũng mất khoảng một tiếng mới dỡ xong. Vì thế, tốt nhất là nên đến sớm để tránh phải xếp hàng dài.
Mới 7 giờ sáng, bầu trời nhuốm sắc cam dịu nhẹ, tôi theo chân Hải đi vào nhà xưởng đầu tiên, nơi sản xuất chậu trồng cây từ nhựa tái chế. Khi kỹ thuật viên đang khởi động bộ phận gia nhiệt, Hải bắt đầu mô tả về quá trình này cho tôi hay, trông nó khá đơn giản nhưng lại rất hiệu quả. Đầu tiên, nhựa được phân loại và nghiền thành các mảnh nhỏ, sau đó được nung chảy và kéo thành các sợi dài trông giống như sợi mì spaghetti. Tiếp theo, sợi nhựa được làm mát trong bể nước rồi cắt thành các hạt nhỏ. Trong căn phòng kế bên, số hạt nhựa này được đưa vào bốn chiếc máy đúc lớn để sản xuất ra chậu cây. Công đoạn cuối cùng là đục lỗ thoát nước dưới mỗi chậu.
Từ nhựa vụn biến thành các hạt nhựa.
Hạt nhựa trước khi đưa vào máy ép.
Kỹ thuật viên bên cạnh máy ép sản xuất chậu nhựa trồng cây.
Sau đó, chúng tôi tiếp tục tham quan một nhà xưởng khác. Tại đây, các miếng nhựa đỏ nghiền nát được nung thành khối nhựa đặc quánh, sau đó kéo thành các dải nhựa dài và phẳng như những dải ruy băng. Các dải nhựa này tiếp tục đi qua một dây chuyền máy móc cầu kỳ gồm các ống cuộn và trụ quấn và cuối cùng được dát mỏng và cuốn thành các cuộn dây nhựa chằng hàng.
Phế liệu nhựa màu đỏ được nung nóng và đưa vào máy ép đùn.
Dây nhựa chạy qua một loạt ống cuộn và trụ quấn phức tạp.
Công đoạn cuối cùng trong việc sản xuất các cuộn băng chằng hàng nhiều màu sắc.
Các hoạt động diễn ra tuần tự và trơn tru trong không gian tương đối yên tĩnh. Nơi có bầu không khí sôi động nhất là khu vực phân loại nhựa phế thải. Các cô công nhân ngồi khoanh chân trên sàn và cách nhau vài mét, trước mặt họ là các thùng lớn chứa rác thải nhựa đủ màu sắc. Tiếng nói chuyện râm ran khắp căn phòng nhưng không hề ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Với độ chính xác tuyệt đối, họ bóc nhãn mác và bỏ rác thải nhựa vào những chiếc giỏ khác nhau, phân theo loại nhựa rồi theo màu sắc. Sau đó, một bác lớn tuổi, nhưng trông khá trẻ và hơi gầy, sẽ chất số nhựa này lên xe đẩy để đem đi nghiền thành vụn ở phòng bên cạnh.
Công nhân phân loại nhựa phế thải theo màu sắc và kích thước.
Mang vác các bao tải rác đã được phân loại theo màu đi nghiền nhỏ.
Bẻ nhỏ các món đồ nhựa có kích thước lớn trước khi nghiền.
Ngay bên ngoài nhà xưởng, đoàn xe tải đang lùi vào khu vực tiếp nhận. Tại đây, rác thải nhựa được dỡ khỏi xe rồi đem đi cân và đóng thành từng khối, sau đó xếp chồng lên nhau từng hàng từng hàng như xây thành đắp lũy.
Sử và Hải dỡ từng bao hàng để đem đi cân rồi xếp chồng lên nhau.Tổng tải trọng là 1.020 kg.
Người điều khiển xe nâng và công nhân bốc xếp phối hợp ăn ý với nhau trong công việc.
Lượm mót những mảnh nhựa có thể dùng được.
Thông qua một thông dịch viên, tôi hỏi các cô công nhân trong phòng phân loại vật liệu rằng họ cảm thấy thế nào về công việc của mình. Một cô nói: “Đối với chúng tôi, đây là công việc ổn định vì chẳng bao giờ thiếu nhựa để tái chế.” Một người khác chia sẻ thêm: "Chừng nào mọi người còn sử dụng đồ nhựa thì chừng đó chúng tôi vẫn giữ được nguồn thu nhập."
Khéo léo lột bỏ nhãn khỏi hộp nhựa.
Sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu nhựa bắt đầu từ tháng 1 năm 2018, phế liệu nhựa bắt đầu tràn sang các nước Đông Nam Á, điển hình là Việt Nam. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng với quá trình đô thị hóa và xu hướng ưa chuộng các sản phẩm sử dụng một lần, nhựa chiếm từ 12% đến 16% tổng lượng rác thải tại các bãi rác ở Sài Gòn. Ước tính rằng những loại nhựa này sẽ mất vài trăm năm để phân hủy. Và lượng rác thải không được tái chế hoặc đưa vào bãi rác chắc chắn sẽ bị đổ ra biển.
Đơn giản như việc người Sài Gòn thích uống sinh tố và cà phê, dẫn đến lượng tiêu thụ lớn các sản phẩm nhựa sử dụng một lần như cốc, nắp đậy, ống hút, túi đựng. Nhưng ít ai biết rằng chỉ một phần nhỏ trong số đó được tái chế theo đúng quy trình.
Đó mới chỉ là một ví dụ. Dạo quanh các siêu thị, ta sẽ thấy vô số sản phẩm được làm từ nhựa hoặc đựng trong bao bì bằng nhựa. Một vấn đề gây nhức nhối khác là lãng phí bao bì. Ví dụ như chiếc thẻ nhớ máy ảnh của tôi, bao bì của nó đủ để đựng thêm bốn sản phẩm nữa bên trong.
Nâng và di chuyển những bao tải rác thải nhựa khổng lồ.
Tôi có một người quen từng làm luật sư lĩnh vực môi trường suốt 10 năm ở quê nhà Brazil, sau đó cô tạm dừng hai năm để đi du lịch và dạy học ở Đông Nam Á. Cô ấy chia sẻ rằng “Tôi luôn cố gắng giáo dục và nâng cao nhận thức của học sinh về sự cần thiết của lối sống bền vững.”
“Quá trình hiện đại hóa đã diễn ra một cách không kiểm soát và để lại nhiều hậu quả nặng nề cho môi trường. Giờ đây, chúng ta không thể đảo ngược hiện thực này, nhưng chúng ta có thể thực hiện các phương pháp phát triển bền vững, và cần đến giáo dục để nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề môi trường, nhất là đối với thế hệ trẻ.”
Tôi đã hỏi Hùng và Hải rằng họ cảm nhận như thế nào nỗ lực của bản thân trong công tác tái chế rác thải nói chung.
Hải cho biết: “Chúng tôi đóng vai trò cầu nối giữa những người thu mua phế liệu và các công ty tái chế lớn. Với những cá nhân và các công ty quy mô nhỏ không có các mối như mình thì chắc chắn sẽ không biết thu mua phế liệu từ đâu."
Hùng nói rằng ngành nghề này có thể tiếp tục phát triển trong khoảng 60-70 năm nữa. Anh nhận định: “Vấn đề này phần lớn phụ thuộc vào người tiêu dùng. Ở Việt Nam chưa có thói quen phân loại rác thải nhựa tại nguồn như Nhật Bản hay Đài Loan. Vì thế việc tái chế tốn nhiều công sức và tiền của hơn. Cần có một chiến dịch lớn để nâng cao nhận thức của mọi người và khiến họ thay đổi cách tái chế phế liệu nhựa.”
[Ảnh bìa: Phế liệu nhựa màu đỏ được nung chảy thành chất lỏng sánh đặc]
Toilet sạch đã thay đổi cuộc sống hộ khó khăn ở Bến Tre ra sao?
- Chi tiết
- Được đăng ngày 10 Tháng 12 2020
- Viết bởi Michael Tatarski. Ảnh bìa: Morgan Ommer.
Có bao giờ bạn thử tưởng tượng rằng cuộc sống sẽ thế nào nếu thiếu đi những tiện ích sinh hoạt tối thiểu như toilet mà mình đang dùng hàng ngày?
Bí ẩn trại giam Chí Hòa được xây theo trận đồ bát quái giữa lòng Sài Gòn
- Chi tiết
- Được đăng ngày 07 Tháng 12 2020
- Viết bởi Hoàng Hạnh Phương. Ảnh bìa: Hannah Hoang.
Khám Chí Hòa hay nhà tù Chí Hòa là trại giam rộng bảy hecta nằm ở Quận 10, Sài Gòn.
Hẻm Gems: Lặng yên nhâm nhi ly cà phê của 'Thời Thanh Xuân'
- Chi tiết
- Được đăng ngày 04 Tháng 12 2020
- Viết bởi Mầm. Ảnh: Alberto Prieto.
Quán của Thời Thanh Xuân không chỉ là tuổi trẻ của anh Võ Thành Luân, người sáng lập quán, mà còn là nơi những bạn trẻ khiếm thính viết nên thời thanh xuân của mình, giúp các bạn học hỏi, phát triển bản thân và hòa nhập với cộng đồng tốt hơn.
Những người truyền cảm hứng không cần dùng lời
Vào tâm bão: Hành trình đến với bà con vùng rốn lũ Quảng Bình
- Chi tiết
- Được đăng ngày 03 Tháng 12 2020
- Viết bởi Alberto Prieto. Ảnh: Alberto Prieto.
Bão lũ dồn dập trong tháng 10 đã tàn phá nghiêm trọng các tỉnh miền Trung, gây ra biết bao thương đau và mất mát cho người dân nơi đây. Ngay từ đầu tháng, những trận mưa như trút nước liên tục đổ xuống, sau đó bão lớn nối nhau ập đến, kéo theo một số vụ sạt lở đất vô cùng nguy hiểm và khó có thể dự báo. Vào tháng 10, nhiếp ảnh gia của Urbanist đã có dịp theo chân một tổ chức từ thiện đến Quảng Bình để cứu trợ đồng bào ở những khu vực gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất. Trải nghiệm thực tế của chúng tôi tại miền Trung Việt Nam đã được lưu lại trong những dòng hồi ký dưới đây.
Những nhà thờ đẹp hút hồn ở 'xứ đạo' Nam Định
- Chi tiết
- Được đăng ngày 02 Tháng 12 2020
- Viết bởi Chris Humphrey. Ảnh: Julie Vola.
Nam Định là một trong những thành phố có nhiều nhà thờ đẹp nhất Việt Nam. Dù không nổi tiếng như những nhà thờ ở Hà Nội hay Sài Gòn, nhưng các công trình kiến trúc Công giáo nơi đây nhiều vô kể và mang một vẻ đẹp cổ kính khó có thể so bì.
[Ảnh] Sẵn sàng, chèo: Hào hứng lễ hội Ooc-Om-Bok ở Sóc Trăng
- Chi tiết
- Được đăng ngày 02 Tháng 12 2020
- Viết bởi Adrien Jean. Ảnh: Adrien Jean.
Còn được gọi là lễ tạ Thần Mặt Trăng, Ooc-Om-Bok là một trong những lễ hội có không khí rộn ràng nhất theo lịch của người Khmer.
Người đàn ông lang thang ở Sài Gòn và tấm biển: ‘Chó là bạn, không phải là thức ăn’
- Chi tiết
- Được đăng ngày 01 Tháng 12 2020
- Viết bởi Saigoneer. Ảnh: Alberto Prieto.
Trong những năm gần đây, tranh cãi về việc tiêu thụ thịt chó đã lên đến đỉnh điểm, khiến nhiều người lên tiếng kêu gọi ban hành luật cấm ăn thịt chó trên toàn quốc. Trái với quan niệm thịt chó là món ngon lâu đời, nhiều người cảm thấy thói quen ăn uống này quá tàn nhẫn.