Bánh thuẫn: Vị ngọt thân thương của Tết miền Trung
Ai cũng biết, bánh chưng và bánh tét là hai loại bánh đặc trưng của ngày Tết. Nhưng không phải ai cũng biết, ngoài hai loại bánh trên, người miền Trung còn có những thức bánh Tết rất riêng, trong đó có bánh thuẫn. Dĩa bánh thuẫn để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, để mời khách đến chơi, để bầy trẻ trong nhà được say sưa vị ngon vị ngọt.
Bánh tổ: Từ nếp và đường tạo nên hương vị ngày Tết của người Hoa
Tết này, mời bạn đến cùng tụ họp ở nhà ngoại tôi để ăn một mâm cơm Tết của người Hoa, gồm có xá xíu, khâu nhục, lạp vịt, v.v. Sau đó, bạn phải tặng ông bà tôi một câu chúc thật ấn tượng để được ông bà tôi lì xì, tôi gợi ý cho bạn lời chúc càng vần, càng có ý nghĩa sâu xa thì phong bì sẽ càng dày. Trước khi bạn về, ngoại sẽ tặng bạn mang về nhà một chiếc bánh tổ, cất trong tủ lạnh và ăn dần khi đợi cho hết Tết, vì bà tôi quan niệm rằng Tết nguyên đán là dịp để gắn kết và sẻ chia.
Hẻm Gems: Trần Pizza, tiệm pizza hẻm dân dã nhưng ấm cúng tình gia đình
“Mấy nốt đốm da báo. Người ta không thích đốm,” Hiếu Trần kể với tôi. “Họ tưởng là pizza bị khét.”
Ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng
Cháo trong ẩm thực Việt Nam phong phú về biến thể và hương vị, từ món cháo trắng lá dứa, cháo đậu đỏ bình dân đến cháo lòng, cháo gỏi gà, cháo cá lóc cầu kỳ chế biến. Mỗi món cháo tuy khác nhau hương vị nhưng đều có chung giá trị sức khỏe và câu chuyện ẩm thực tiêu biểu của các vùng miền Việt Nam. Tản mạn chén cháo thời xa xưa Vào thời kỳ chiến tranh thiếu thốn, ông bà ta đã ăn cháo như một cách để no bụng cầm chừng. Cháo thường được ăn kèm với nhút muối mặn, các loại rau củ sẵn có trong vườn nhà như quả mít, rau ngổ, rau muống, hoa chuối, lá đậu non, hay măng tre. Theo ghi chép trong cuốn Văn Minh Vật Chất Của Người Việt: “Khi lâm vào tình trạng đói kém, người Việt thoạt tiên bớt bữa ăn, từ ba xuống hai, rồi xuống một bữa một ngày, tức là cố gắng duy trì bữa trưa, đồng thời chuyển cơm thành cháo. Lượng gạo dùng nấu cháo ít hơn gạo nấu cơm, chỉ bằng 1/4, nhưng cơ thể lại hấp thu được gần hết, và chống mất nước rất hiệu quả.” Khi đi làm đồng về, người xưa thường húp chén cháo loãng, vừa tốt cho dạ dày vừa nhanh hồi phục sức khỏe. Triết lý âm dương quan niệm, cơ thể con người là một tiểu vũ trụ nơi tính âm-dương hài hòa và cân bằng. Nếu một trong hai tính bị thiếu hoặc vượt trội, cơ thể sẽ sinh ra bệnh tật. Cháo với đặc tính chín mềm, thanh đạm và không dầu mỡ được xem là món ăn dễ tiêu hóa, kết hợp cùng các thực phẩm khác để bổ sung tính âm hoặc tính dương bị thiếu trong cơ thể. Theo TS.BS Ngô Quang Hải, Hội châm cứu Việt Nam, cho biết: “Người bị ốm do quá âm cần ăn đồ dương và ngược lại. Chẳng hạn, người bị bệnh sốt cảm lạnh (âm) ăn các thứ nhiệt (dương) như cháo gừng, cháo tía tô. Người bị sốt cảm nắng (dương) ăn cháo hành (âm).” Cháo, món ăn cân bằng âm-dương cho cơ thể. Tản mạn các món cháo trên khắp Việt Nam Cháo, giờ đây trở thành một món ăn biểu trưng cho vùng miền. Đi từ Bắc chí Nam, món cháo tùy biến theo nguyên liệu, khẩu vị của người dân mỗi nơi, tạo ra vô vàn biến thế khác nhau. Miền Bắc có cháo khoái Hải Phòng, cháo thái Đình Tổ ăn bằng đũa của tỉnh Bắc Ninh, cháo ấu tẩu độc đáo của người Mông ở Hà Giang, cháo sườn của Hà Nội. Tuy chưa có dịp ra ra miền Bắc thưởng thức các món cháo trứ danh, tôi — đứa trẻ gốc Bắc — đã trót mê mẩn món cháo sườn của các cô các bác bán cháo dạo ở khu chợ Phạm Văn Hai, nơi sinh sống của cộng đồng người Bắc di cư năm 1954 vào Sài Gòn. Cháo sườn không nấu từ hạt gạo mà là bột gạo nên dẻo quánh, mấy miếng sườn không biết được hầm trong bao lâu mà thơm lựng và mềm tan, dầu cháo quẩy, hành phi giòn và hành ngò rí càng tăng thêm sức quyến rũ. Cháo sườn là món khoái khẩu của bọn trẻ chúng tôi, cháo ngon sườn mềm, chỉ cần ăn một tô cháo là có thể trốn được bữa cơm chiều. Cháo sườn cho ngày trời trở lạnh. Miền Trung thì nổi tiếng với cháo lươn xứ Nghệ, cháo gà Tam Kỳ, cháo lòng heo bánh hỏi Bình Định, cháo lòng bò đậu đen Quảng Nam hay cháo củ nén dân dã của người dân xứ Quảng. Dù mỗi nơi cháo biến tấu mỗi kiểu khác nhưng lại giống nhau ở cách ăn cùng bánh tráng mè nướng. Ăn cháo mà thiếu cái bánh tráng nướng, thấy cứ lạc quẻ thế nào. Có lần về Quảng Nam chơi, tôi đã được chỉ cách ăn cháo giống người Quảng, bẻ miếng bánh tráng nướng giòn rụm thả vào tô cháo nóng, bánh dịu xuống vẫn giữ sự mềm dai nhẹ và thơm béo vị của mè. Cháo lươn xứ Nghệ. Ở Sài Gòn, những chiếc xe đẩy cháo lòng trên đường phố luôn toát ra một sức hấp dẫn kỳ lạ. Không rườm rà kiểu cách, chỉ cần một cây dù chắn nắng che mưa, cái ghế nhựa đặt tô cháo và cái ghế để ngồi, là ta đã sẵn lòng để thưởng thức món ngon. Tô cháo lòng Sài Gòn luôn có ba thứ đặc trưng là gạo rang, dồi chiên hoặc nướng, và nhúm giá sống lót đáy tô. Gạo rang nấu cháo giúp hạt cháo bung ở dạng còn nguyên hạt, ăn nhiều không sợ ngán. Giá sống gặp nước cháo nóng thì dịu xuống thành giòn nhẹ và ngọt thanh. Trước khi ăn, phải nặn chút chanh và thêm muỗng ớt bằm vào chén mắm mặn như một thói quen khó bỏ. Tô cháo lòng lúc này mới gọi là đủ vị mặn-ngọt-chua-cay, xì xụp nước cháo nóng, nhai miếng lòng giòn béo ngậy, ăn vào khiến người ta vấn vương nhớ mãi. Cháo lòng. Xuôi về Đồng bằng sông Cửu Long, gặp gỡ cháo ám đặc sản Trà Vinh. Vì sao có tên gọi là cháo ám? Theo tục lệ xưa cháo ám chính là bài kiểm tra về mức độ thông thạo bếp núc cho nàng dâu mới. Ngày đầu tiên về làm chồng, cô dâu sẽ nấu nồi cháo cá lóc và mời bà con họ hàng đến ăn. Nếu nấu ngon được khen thì rất mừng, nếu chưa ngon thì nàng dâu phải học thêm. Vì thế, làm sao để nấu nồi cháo ám ngon hơn luôn là điều lởn vởn trong tâm trí nàng dâu, từ “ám” ở đây chỉ sự ám ảnh. Cháo ám được nấu từ con cá lóc đồng tươi ngon, mập ú. Để nước cháo thanh ngọt, người Trà Vinh cho vào chút hành khô nướng, mực nướng và tôm khô. Ăn cháo ám làm sao có thể thiếu được dĩa rau tươi mát, bắp chuối, tần ô, cải trời, nhưng “đúng bài” nhất là rau đắng và giá sống. Vị đắng mát của rau cân bằng với vị cháo bùi, vị ngọt của cá, cay nồng của tiêu, thơm của hành ngò và béo giòn của hành phi. Theo cách nói dân dã của người miền Tây: “Món này là thầy luôn đó!” Cháo ám là “bài thi” của người mẹ chồng trước các nàng dâu Trà Vinh. Người Triều Châu hay người Tiều là một trong bốn nhóm lớn của cộng đồng người Hoa sống ở khu Chợ Lớn gồm người Hẹ, Quảng Đông và Phúc Kiến. Người Tiều có món ăn rất nổi tiếng là cơm cháo Triều Châu. Cách bài trí món ăn thì vô cùng đặc biệt, bên cạnh nồi cơm là nồi cháo trắng nghi ngút khói; phía trên treo những dây phá lấu heo gồm phèo, bao tử, thú linh vàng óng cùng mấy lọn dưa cải muối giòn khấu. Dưa cải muối (tiếng Tiều gọi là coóng sại) chính là cải sậy muối chua người Việt hay đem kho nước tương chung với đồ ăn còn dư sau đám tiệc như heo quay, lòng heo, thịt vịt; thêm vị chua của cải giúp món ăn đỡ ngán và để dành được lâu. Không biết bạn đã từng thấy bảng hiệu cháo thập cẩm với dòng chữ hoa phía dưới chưa? Đó chính là món cháo lòng của người Tiều. Điểm khác biệt với cháo lòng Sài Gòn, chính là màu cháo, cách luộc lòng và cách ăn cháo. Nước cháo có màu trắng vì chỉ ninh gạo cùng các nguyên liệu lấy vị ngọt như xương ống, mực hay nấm rơm. Lòng heo gồm tim, cật, phèo, gan được luộc ở một cái nồi riêng. Khi ăn, lòng heo được xắt mỏng và đặt phía trên tô cháo. Lòng chấm với xì dầu và giấm đỏ, ăn vào có vị mặn nhẹ và thoáng chút chua thanh. Tô cháo có mùi thơm thanh, chút cay ấm của gừng, tiêu và hành ngò xắt nhỏ, phía trên là miếng cật và tim heo mơn mởn, miếng gan béo, nửa cái trứng bách thảo đen óng, ăn cùng với rau tần ô giòn ngọt. Cơm cháo Triều Châu. Ăn cháo cũng là một cách để chậm lại và thong thả hơn. Vì cháo nóng, húp vội sẽ bỏng miệng, thành ra ta cứ ăn chầm chậm, nhờ đó mà cảm nhận được vị ngon. Trời trở lạnh rồi, còn gì tuyệt vời hơn việc ăn món cháo mà bạn yêu thích.
Sấu, mơ, tào phớ hoa nhài: Freezedom Hanoi đem cả thế giới ăn vặt thủ đô vào kem
Ngoài một “sớ Táo Quân” hàng chục loại bún, phở, miến đặc sản phải ăn, có 3 thứ tôi mong được làm ở Hà Nội: đi thử tàu m...
Từ nguồn gốc ngoại quốc đến bát bún riêu Hà thành: lược sử trứng vịt lộn Việt Nam
Luôn tự hào là một người con Hà Nội, nhưng phải mất gần 20 năm cuộc đời, tôi mới nhận ra rằng trứng vịt lộn thực chất không phải là một thành phần “chính thống” trong bát bún riêu chuẩn vị Hà Nội.
Về Mỹ Tho qua vị ngọt bùi của ly nước mía đậu phộng
Trong Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust, khi nhân vật chính nếm một miếng bánh madeleine nhúng vào trà, mùi vị ấy đã lập tức đưa anh trở về những ký ức tuổi thơ đầy cảm xúc, dù chúng đã bị chôn vùi từ lâu. Đây là hiệu ứng Proust mà người ta thường dùng để nói về những mảnh ký ức không tình nguyện, tình cờ trở về nhờ khứu giác và vị giác, điều mà các giác quan còn lại không thể làm được.
Hẻm Gems: Xocoati và hương vị cacao ấm áp cho những ngày Sài Gòn chuyển lạnh
Giữa cái nóng gay gắt quanh năm ở Sài Gòn, tôi vẫn luôn kiếm tìm cho mình một chút hơi ấm — thứ cảm giác quen thuộc mỗi khi được cuộn mình trong chăn dày vào mùa đông Hà Nội. Đang lướt tìm những địa điểm mang chút không khí “mùa đông” ấy, tôi tình cờ đọc được một bài đánh giá đặc biệt gây tò mò vì nhắc đến điều mà tôi nghĩ là sự kết hợp tuyệt vời nhất: cacao và Harry Potter. Với tâm thế háo hức, tôi đã len lỏi qua những con đường đông đúc quen thuộc của Sài Gòn để tìm đến một con hẻm nhỏ dẫn đến một khu chung cư rộng đến bất ngờ.
Tản mạn về ốc, món ăn bị hiểu nhầm của người Việt
Có lẽ không quốc gia nào có công thức chế biến món ốc tươi ngon như ở Việt Nam. Ốc là một món ăn gây tranh cãi ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng câu chuyện ẩm thực đằng sau món ốc Việt Nam có thể đang ...
Ngõ Nooks: Độc đáo món cá cuốn thịt 'có một không hai' tại bún cá Sâm Cây Si
Vào những ngày vừa nắng vừa nồm đầu năm, còn gì thú vị hơn khi được thưởng thức cá cuốn thịt ngất ngây và bát bún cá chua ngọt thanh mát.
Hẻm Gems: Đến Ngàn Cafe để sà vào cái ôm êm ái của đồi núi Đà Lạt
Khi đang dạo bước xuống Đồi Robin giữa rừng thông ngút ngàn, bao quanh là lững thững mây mờ, ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi đập vào tầm mắt là đám cây phong giả cam sặc sỡ. Vườn cây giả này, tuy nhiên...
Phải lòng ẩm thực Ý giữa phố núi Đà Lạt
Khi mùa mưa của Đà Lạt đang dần kết thúc, tiết trời se lạnh cùng ánh nắng ấm áp lại đón chào đón dòng khách du lịch khắp nơi đổ về.
Hẻm Gems: Khám phá Cù Rú, quán bar nhà kính có lối decor kỳ thú ở Đà Lạt
Ghi chú: Cù Rú Bar là quán bar do một nhóm bạn thân mở ra ở Sài Gòn, với mục đích tạo nên nơi nương náu cho tâm hồn nghệ sĩ, chốn giao lưu sáng tạo và thưởng thức những ly cocktail pha bằng rượu nhà l...
Tản mạn về bánh mì xíu mại, đặc sản 'quốc dân' của Đà Lạt
Tùy vào gu thưởng thức cá nhân mà mỗi người sẽ tìm được cho mình một phiên bản bánh mì xíu mại yêu thích của riêng mình.
Ngõ Nooks: Bún cá Thái Bình thơm mùi nghệ, dậy vị điều cho ngày đông lạnh
Năm ngoái, một người bạn của tôi khi về Việt Nam bỗng thèm ăn một tô bún cá. Tôi đề xuất món bún cá Hà Nội, vì nghĩ ai mà chẳng thích ăn miếng cá chiên giòn rụm. Nhưng bạn tôi lại có ý tưởng khác: bún...
Hẻm Gems: Quán cà phê trong biệt thự Pháp cổ cho những tâm hồn tĩnh lặng
Nếu được nhân cách hóa, Vừng Ơi Mở Ra Cafe sẽ là một người bạn lớn tuổi, tinh tế và ẩn chứa nhiều điều thú vị. Tại Quận 3, TP.HCM có rất nhiều biệt thự Pháp từ lâu đã xuống cấp hoặc bị san phẳng để n...
Hẻm Gems: Với Madam Oyster, ẩm thực Đài Loan không chỉ là trà sữa
Ẩm thực Đài Loan có lẽ là một trong những nền ẩm thực Châu Á chưa được công nhận đúng tầm nhất. Dù đã xuất hiện ở Sài Gòn từ sớm khi những thương gia người Đài đến Việt Nam kinh doanh ngay sau khi đất...
[Ảnh] Nghề nấu rượu nếp thủ công ở Long An
Càng hướng về Long An, con đường cao tốc bằng phẳng dần dần biến mất, thay vào đó là những đoạn đường đất gập ghềnh sỏi đá. Chúng tôi thấy mình gần với vùng đất giàu giá trị văn hóa, lịch sử ấy hơn ba...
Từ hạt điều 'made in Vietnam' tới phô mai thuần chay
“Tôi từng không biết đam mê của mình là gì và đã mãi đi tìm nó cho đến khi nhận ra rằng điều làm tôi hạnh phúc nhất chính là mày mò sáng tạo và nhìn thấy sản phẩm của mình được người khác đón nhận.”
Hẻm Gems: Lặng yên nhâm nhi ly cà phê của 'Thời Thanh Xuân'
Quán của Thời Thanh Xuân không chỉ là tuổi trẻ của anh Võ Thành Luân, người sáng lập quán, mà còn là nơi những bạn trẻ khiếm thính viết nên thời thanh xuân của mình, giúp các bạn học hỏi, phát triển b...
Lịch sử bánh xèo: Hành trình một món ăn miền Trung trở thành 'quốc hồn quốc túy'
Khi nhắc đến ẩm thực Việt Nam, bạn bè quốc tế thường nhớ đến phở và bánh mì, gần đây còn có thêm bún chả. Nưng với người Việt chúng ta, có một món ăn dân dã rất quen thuộc khác nữa mà hầu như ai cũng ...
Hẻm Gems: Đi nhẹ, nói khẽ thôi, The Hidden Elephant đang đọc sách
Trên bản đồ cà phê độc lạ ở Sài Gòn, có đầy rẫy những thương hiệu "quốc dân" và cả những cái tên vẫn còn lạ lẫm. Cũng có khi, ta nghĩ một quán quen bí mật là địa điểm yêu thích của riêng ta, ấy vậy mà...
Ngõ Nooks: Húp xì xụp hương vị hải sản mặn mòi ở Bánh Canh Ghẹ Út Còi
Trong một góc nhỏ giữa phố Quang Trung và phố Nhà Chung có một quán ăn kiểu mới nhưng mang đậm phong cách ẩm thực đường phố Hà Nội: đa dạng và đầy sức sống. Mùi hương biển cả mặn mòi từ quán sẽ chào đ...
Hẻm Gems: Mì lòng bò chuẩn hương vị Hồng Kông ở Sài Gòn
Trong các bài viết, chương trình ẩm thực hướng dẫn chế biến thịt bò, dường như những công thức về lòng bò không được đầu bếp và bà nội trợ quan tâm nhiều.
Tản mạn về cái mâm và sự kết nối trong bữa cơm Việt
Một bữa cơm gia đình đúng nghĩa của người Việt sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu một vật dụng quen thuộc — cái mâm.
Ngõ Nooks: Thưởng thức cà phê trên xe buýt tại Hanoi Bus Cafe
Thật khó để mô tả chính xác quán cà phê này là gì nếu bạn chỉ vừa mới đặt chân đến đây.
Hẻm Gems: Thưởng thức cocktail chuẩn vị tại một quán bar hè phố ở Sài Gòn
Lưu ý: City Beer Station đã chuyển nhiều địa điểm trong những năm qua kể từ khi địa điểm đầu tiên được mở cửa vào năm 2017 trên đường Phạm Ngọc Thạch và đóng cửa sau đó. Tin vui là ...
Hẻm Gems: Phở Chay Như và 35 năm phục vụ những bữa ăn chay tuyệt vời
Được ăn một tô phở đầy đặn thơm ngon là một trong những điều làm tôi thấy cực kỳ may mắn khi đang được sống, và đặc biệt là sống tại Sài Gòn.